Steroids – nhóm corticosteroides là những thuốc gây tăng đường huyết. Các nhóm thuốc này như Prednisone, MethyPrednisone, Dexamethasone… được sử dụng rất nhiều trên lâm sàng.
Nhóm corticoisteroides không những gây tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường mà còn gây ra bệnh đái tháo đường trên những người trước đó bình thường.
Cơ chế gây tăng đường huyết của corticoides
Corticoides gây tăng đề kháng insulin ở các mô ngoại biên, đồng thời ức chế sự sản xuất insulin ở tế bào β của tuyến tụy.
- Corticosteroids là tăng sản xuất Glucose nội sinh, tăng tân tạo đường Glucose và đối kháng hoạt động chuyển hóa của insulin.
- Làm tăng hiệu quả của các hormones đối kháng khác, như glucagon và epinephrine, kết quả là tăng tạo đường glucose.
- Cortiosteroids cũng làm giảm sử dụng Glucose ở các mô cơ và mô mỡ
- Corticoides cũng ức chế quá trình sản xuất và phóng tích insulin từ tế bào beta tuyến tụy và làm suy giảm chức năng tế bào beta bởi tình trạng lipotoxicity.
Điều trị tăng đường Glucose do Corticosteroides
Tùy theo thời gian tác dụng và loại glucocorticoid mà chọn lựa insulin điều trị thích hợp.
Những loại corticoides có tác dụng trung bình như Prednisone đạt đỉnh sau 4-6 giờ nhưng tác dụng dược lý kéo dài cả ngày.
Vì insulin NPH có đỉnh sau 4-6 giờ, tương thích với đỉnh tác dụng của các thuốc Corticoides có tác dụng trung bình như Prednisone hay methylprednisone. Do vậy, insulin NPH được khuyến cáo sử dụng cùng lúc với thuốc Corticoides tác dụng trung bình.
Đối với các thuốc Corticosteroides có tác dụng kéo dài như Dexamethasone hay dùng thuốc nhiều lần trong ngày hay truyền Corticoides liên tục phải cần đến insulin tác dụng kéo dài để kiểm soát đường huyết đói.
Nếu liều Corticosteroides cao và đường huyết sau ăn của bệnh nhân cao, cần thêm các mũi insulin trước các bữa ăn thêm vào insulin nền để kiểm soát đường.
Theo dõi và chỉnh liều insulin để đạ mục tiêu kiểm soát đường huyết trong nội viện.
Nguồn: Glucocorticoid Therapy – Diabetes Care in the Hospital: Standards of Care in Diabetes—2024
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.