• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường/Hướng dẫn bữa ăn theo phương pháp đĩa thức ăn
Phương pháp đĩa thức ăn dành cho người tiểu đường

Hướng dẫn bữa ăn theo phương pháp đĩa thức ăn

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì? Ăn như thế nào ? Với phương pháp đĩa thức ăn – Plate Method sẽ giúp người bệnh tuân thủ ăn uống dễ dàng và thuận tiện, là cách đơn giản để tạo ra bữa thức ăn đủ dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết.

Nội dung Ẩn
1 Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu lần mỗi ngày?
2 Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường ăn gì và ăn như thế nào?
2.1 Phương pháp đĩa thức ăn là cách đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
2.2 Ăn theo phương pháp đĩa thức ăn ( Plate Method )
2.3 Bước 1: Chia đĩa làm đôi và 1/2 đĩa chứa rau củ
2.3.1 Các loại rau củ ít tinh bột mà bạn có thể tham khảo
2.4 Bước 2: Thịt cá được chia vào 1/4 đĩa
2.4.1 1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: trong đó 1/4 đĩa còn lại chứa thịt, cá, trứng….
2.4.2 Các nhóm thực phẩm nhiều protein:
2.5 Bước 3: Nhóm thực phẩm tinh bột được chia vào 1/4 đĩa còn lại
2.5.1 Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate:
2.6 Bước 4: Chọn nước uống: nước lọc hay nước ít năng lượng
2.6.1 Bệnh nhân tiểu đường ăn gì và ăn như thế nào? Hình ảnh minh hoạ Phương pháp đĩa thức ăn
3 BUỔI SÁNG BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ?

Các điểm cơ bản nhất trong tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường, đái tháo đường là:

  • 1- Ăn bao nhiêu lần mỗi ngày ?
  • 2- Mỗi lần ăn như thế nào?
  • 3- Ăn thức ăn nào ít tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu lần mỗi ngày?

Sai lầm nghiêm trọng nhất mà người bệnh tiểu đường đang được hướng dẫn sai: chia nhỏ bữa ăn.

Chia nhỏ bữa ăn sẽ làm đường huyết sau ăn tăng nhiều lần, tương ứng ứng số lần bệnh nhân ăn vào. Mà đường huyết sau ăn góp phần gây các biến liên quan mạch máu lớn và nhỏ.

Thay đổi đường huyết sau mỗi bữa ăn
Đường huyết sẽ tăng lên sau mỗi lần bạn ăn

Khuyến cáo: Chỉ nên ăn 3 lần một ngày.

TẠI SAO KHÔNG NÊN CHIA NHỎ BỮA ĂN?

Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường ăn gì và ăn như thế nào?

Phương pháp đĩa thức ăn là cách đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Bằng cách thực hiện phương pháp đĩa thức ăn, bạn có thể tạo ra bữa ăn cân bằng giữa các thành phần: rau xanh, protein và carbohydrate mà không cần phải tính toán từng calories.

Ăn theo phương pháp đĩa thức ăn ( Plate Method )

Mỗi bữa người bệnh ăn một đĩa thức ăn, được chia theo hướng dẫn sau:

4 Bước đơn giản tạo nên đĩa thức ăn cho người tiểu đường

4 bước đơn giản tạo đĩa thức ăn cho người tiểu đường
Cách chia đĩa thức ăn cho người tiểu đường
CÁCH CHIA ĐĨA THỨC ĂN

Dùng một đĩa chứa thức ăn có đường kính 20 cm – là đĩa mà chúng ta thường đĩa ăn cơm ở tiệm

Bước 1: Chia đĩa làm đôi và 1/2 đĩa chứa rau củ

Các loại rau củ chứa ít carbohydrate vì vậy không làm tăng đường nhiều.

Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là những thành phần quan trọng để tạo nên bữa ăn khỏe mạnh.

Rau củ không hạn chế cho bệnh nhân tiểu đường, do vậy nên tăng cường hóm thực phẩm này.

Rau củ còn có tác dụng giảm đường huyết sau ăn cho người bệnh tiểu đường.

Note: Nhóm khoai: khoai lang, khoai tây, khoai mỡ…không thuộc nhóm rau củ ít tinh bột này.

Chia đôi đĩa thức ăn với nhiều rau
1/2 ĐĨA LÀ RAU CỦ

Các loại rau củ ít tinh bột mà bạn có thể tham khảo

Măng tây
Bông cải xanh hoặc súp lơ trắng
Bắp cải
Cà rốt
Rau cần tây
Quả dưa chuột
Cà tím
Các loại rau xanh nhiều lá như cải xoăn, cải thìa, cải bẹ xanh
Nấm
Đậu bắp Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tuyết
Ớt: như ớt chuông và ớt cay
Rau xanh như rau diếp, rau bina…
Các loại họ Bí như bí xanh, bí vàng, su su, bí Cà chua…

Bước 2: Thịt cá được chia vào 1/4 đĩa

1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: trong đó 1/4 đĩa còn lại chứa thịt, cá, trứng….

Thực phẩm chứa nhiều protein như cá, gà, thị bò nạc, sản phẩm từ đậu nành và bơ đều được xem là nhóm ” thực phẩm nhiều protein”.

Thực phẩm nhiều protein, đặc biệt có nguồn gốc từ động vật) thường có nhiều mỡ bão hòa, làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Hãy nhớ rằng, nhiều loại thực ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật như đậu, rau, đậu nành…

Thêm thịt cá vào đĩa thức ăn cho người tiểu đường
TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ? ĂN 1/4 ĐĨA CHỨA THỊT CÁ

Các nhóm thực phẩm nhiều protein:

Gà, gà tây và trứng
Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi, hoặc cá kiếm.
Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, trai hoặc tôm hùm.
Thịt bò nạc như sườn, hoặc thăn.
Thịt lợn nạc như thịt thăn hoặc thăn lưng.
Thịt nạc nguội Phô mai và phô mai tươi.
Nguồn protein từ thực vật: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chứa nhiều protein Các loại hạt và bơ hạt Đậu phụ ( đậu hủ )

Bước 3: Nhóm thực phẩm tinh bột được chia vào 1/4 đĩa còn lại

Các nhóm thực phẩm nhiều carbohydrate bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, nhóm rau củ nhiều tinh bột ( như các loại khoai), hạt, trái cây, sữa , sữa chua.

Đây là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều nhất, là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.

Chỉ cần bạn giữ nhóm thực phẩm này trong 1/4 đĩa thức ăn thì việc tăng đường huyết sau ăn sẽ không đáng lo.

Thức ăn nhiều carbohydrate
1/4 ĐĨA THỨC ĂN THUỘC NHÓM CARBOHYDRATE

Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate:

Bước 4: Chọn nước uống: nước lọc hay nước ít năng lượng

 Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì nó không chưa năng lượng hay carbohydrate, do vậy không tác động đến mức đường huyết.

Các lựa chọn thức uống không hoặc ít calo khác bao gồm:
    Trà không đường (nóng hoặc đá)
    Cà phê không đường (nóng hoặc đá)
    Soda hoặc các loại nước uống dành cho người ăn kiêng: Diet soda
4 bước đơn giản tạo đĩa thức ăn cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì và ăn như thế nào? Hình ảnh minh hoạ Phương pháp đĩa thức ăn

Đĩa thức ăn dành cho người tiểu đường
ĐĨA THỨC ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

NHƯ VẬY: BỮA TRƯA VÀ BỮA CHIỀU BẠN CÓ THỂ ĂN THEO CÁCH NÀY.

BUỔI SÁNG BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ?

BẠN CÓ THỂ ĂN BÌNH THƯỜNG THEO KHẨU PHẦN HÀNG NGÀY Ở VIỆT NAM, ví dụ: 1 tô bún hay 1 tô phở hay 1 phần bánh mỳ ốp la…

Bạn nên hạn chế đi ăn sáng ở hàng quán, vì chúng ta không kiểm soát được lượng đường mà người nấu nêm vào nồi nước lèo. Do vậy nên tự nấu ở nhà.

Tham khảo thêm: What is the Diabetes Plate Method ?

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
10/08/2022

Categories: Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Điều trị đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Hướng dẫn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

    Hướng dẫn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

  • Bệnh tiểu đường type 1

    Bệnh tiểu đường type 1

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể SGLT2

    Nhóm thuốc ức chế thụ thể SGLT2

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.