• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị online
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường/Có nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?
Có nên ăn làm nhiều lần, chia nhỏ bữa ăn?

Có nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?

Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần và mỗi lần ăn ít để kiểm soát đường huyết là lời khuyên bệnh nhân tiểu đường thường được một số bác sĩ.

Điều đó có thật sự đúng, có phù hợp với khoa học, sinh lý bệnh tiểu đường?

Không có một khuyến cáo nào của các Hiệp hội Đái tháo đường của Thế giới khuyên như vậy cả.

Phản biện: Tại sao người bình thường ngày ăn 3 lần còn người tiểu đường thì lại ăn 5- 6 lần? Người tiểu đường sao lại ăn nhiều hơn hơn bình thường? 

Nội dung bài viết Ẩn
1 Đường huyết tăng là do carbohydrate.
2 Tại sao chia nhỏ bữa ăn làm tăng đường huyết?
3 Mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên ăn vào 3 buổi chính
3.1 KHÔNG CHIA NHỎ BỮA ĂN và KHÔNG ĂN VẶT

Đường huyết tăng là do carbohydrate.

Đúng vậy, glucose được tạo ra từ nguồn thức ăn chứa nhiều carbohydrate – tinh bột.

Để hạn chế tăng đường huyết, chúng ta chỉ cần giảm thực phẩm chứa carbohydrate.

Bạn càng ăn nhiều lần, tức là chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đường huyết sẽ tăng nhiều lần, tương ứng với số lần mà bạn ăn vào.

Tại sao chia nhỏ bữa ăn làm tăng đường huyết?

Trên người bình thường, sau khi chúng ta ăn vào, tuyến tuỵ sẽ tự động tiết insulin để giảm Glucose do bữa ăn đó.

Nhưng trên người tiểu đường, tiết insulin để kiểm soát đường huyết sau khi ăn bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy đường huyết sau khi ăn sẽ tăng vọt lên. Bạn ăn 5 lần mỗi ngày đường sẽ tăng 5 lần.

Nếu bạn ăn 3 lần, đường sẽ tăng 3 lần. Giữa 3 và 5 bạn chọn con số nào?

Trong thực tế điều trị bệnh nhân hàng ngày. Tất cả bệnh nhân theo cách chia nhỏ bữa ăn luôn có chỉ số HbA1c cao. Có nghĩa là không kiểm soát tốt đường huyết, dù đường huyết đo buổi sáng có thể bình thường.

Nghiên cứu bên dưới cho bạn thấy đường huyết sau ăn tác động đến chỉ số HbA1c như thế nào?

Tăng đường huyết sau ăn đóng góp vào HbA1c
ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN GÓP PHẦN GIA TĂNG HBA1C

Mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên ăn vào 3 buổi chính

Khuyến cáo

Theo khuyến cáo, mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên ăn 3 lần, không ăn vặt, không ăn vào giữa 2 bữa ăn.

Chỉ cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.

Chỉ cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.

Do vậy, người bệnh tiểu đường chỉ ăn 3 lần trong ngày.

KHÔNG CHIA NHỎ BỮA ĂN và KHÔNG ĂN VẶT

Trước kia, khi tiêm insulin người như Mixtard, Humalin N…thì bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết giữa các bữa ăn.

Để tránh hạ đường huyết, Bác sĩ khuyến cáo ăn thêm vào giữa buổi để tránh hạ đường huyết.

Ngày nay, các loại insulin analog đã giúp tránh được các biến chứng này, do vậy không nên ăn giữa buổi, trừ khi Bác sĩ có chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.

Để việc ăn uống đúng cách: không làm tăng đường huyết, bạn cần tuân thủ ăn theo phương pháp ĐĨA THỨC ĂN

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
02/02/2021

Chuyên mục: Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Lịch trình tái khám theo dõi bệnh tiểu đường – đái tháo đường

    Lịch trình tái khám theo dõi bệnh tiểu đường – đái tháo đường

  • 10 điều bệnh nhân tiểu đường nên biết

    10 điều bệnh nhân tiểu đường nên biết

  • Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết True Result

    Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết True Result

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660