• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Bệnh tiểu đường - Đái tháo đường | Bs Ngô Thế Phi

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ TỪ XA CỦA BẠN
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Guidelines điều trị tiểu đường/Guideline ADA/TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PREDIABETES
Tiền đái tháo đường và nguy cơ đái tháo đường

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PREDIABETES

Tiền đái tháo đường – PreDiabetes – là tình trạng đường Glucose trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán đái tháo đường.

Nội dung Ẩn
1 Các nguy cơ tiền đái tháo đường
1.1 Công cụ đánh giá nguy cơ tiền đái tháo đường , đái tháo đường type 2:
1.1.1 Đánh giá nguy cơ tiền đái tháo đường – đái tháo đường type 2
1.2 Hội chứng chuyển hoá
2 Chẩn đoán tiền đái tháo đường
2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:
3 Điều trị tiền đái tháo đường
3.1 Mục tiêu điều trị tiền đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa
3.2 Thay đổi lối sống
3.3 Giảm cân
3.4 Điều trị tiền đái tháo đường bằng thuốc
  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Các nguy cơ tiền đái tháo đường

Chúng ta có thể đánh giá nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hay đái tháo đường type 2 trong tương lai nhờ công cụ đánh giá các yếu tố nguy cơ đái tháo đường do Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra.

Công cụ đánh giá nguy cơ tiền đái tháo đường , đái tháo đường type 2:

Bảng đánh giá nguy cơ tiểu đường - ADA Diabetes Risk Tool
Diabetes Risk Tool – ADA : Nếu bạn có từ 5 điểm trở lên, bạn có nguy cơ cao bị đái tháo đường.

Đánh giá nguy cơ tiền đái tháo đường – đái tháo đường type 2

Tiền đái tháo đường có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 và bệnh mạch vành.

Nguy cơ tiền đái tháo đường trở thành bệnh đái tháo đường type 2 cao nhất ở những người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tiền căn gia đình bị đái tháo đường type 2, đường huyết trong phạm vi tiền đái tháo đường nhưng đang tăng dần, hay tăng cả đường huyết đói lẫn đường Glucose đo 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose, hay hội chứng chuyển hóa.

Hội chứng chuyển hoá

National Cholesterol Education Program IV Adult Treatment Panel III (NCEP ATP III) đưa ra định nghĩa về hội chứng chuyển hóa đòi hỏi phải có từ 3 rối loạn sau trở lên:

  • Vòng eo ≥ 102 cm ở nam và ≥ 88 cm ở nữ, 
  • Tăng triglyceride. máu ≥ 150 mg/dl,
  • HDL cholesterol thấp : < 40 mg/dl ở nam và < 50 mg/dl ở nữ,
  • Huyết áp cao: huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥85 mmHg và/hoặc đang điều trị bằng thuốc hạ áp,
  • Tăng đường huyết lúc đói ≥ 100 mg/dl (5,6 mmol/l) và/hoặc đang điều trị bằng thuốc.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Người có tình trạng tiền đái tháo đường không có triệu chứng, chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm:

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường: 

  • Đường Glucose máu đói – FPG: từ 100 mg/dL (5.6 mmol/L) tớ 125 mg/dL (6.9 mmol/L): Rối loạn đường huyết đói – (IFG)

HAY

  • Đường Glucose đo 2-h trong nghiệm pháp dung nạp Glucose 75-g bằng đường uống (OGTT) từ 140 mg/dL (7.8 mmol/L) tớ 199 mg/dL (11.0 mmol/L): Rối loạn dung nạp Glucose (IGT)

HAY

  • A1C 5.7–6.4% (39–47 mmol/mol)

FPG, fasting plasma glucose; 

IFG, impaired fasting glucose; 

IGT, impaired glucose tolerance;

OGTT, oral glucose tolerance test; 2-h PG, 2-h plasma glucose. 

Điều trị tiền đái tháo đường

Mục tiêu điều trị tiền đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa

  • Ngăn chặn chuyển thành tiểu đường type 2
  • Ngăn chặn tiến triển thành bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – NASH
  • Cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng cách kiểm soát chặt chẽ huyết áp, LDL-Cholesterol
  • Điều trị béo phì hay phòng ngừa tăng cân
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và chức năng

Bác sĩ nên điều trị và theo dõi các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường và hội chứng chuyển hoá, bao gồm: 

  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Thừa cân 

Mục tiêu cho các chỉ số trên tương tự như ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thay đổi lối sống

Tăng cường hoạt động thể lực như aerobic và hoạt động có kháng lực ở người tiền đái tháo đường và/ hay có hội chứng chuyển hoá. 

Tăng cường hoạt động thể chất cũng phải tăng dần dần và cố gắng đạt mục tiêu: tập ở cường độ trung bình 150 phút mỗi tuần, mỗi tuần có từ 3 – 5 lần tập.

Tập có kháng lực cho những khối cơ lớn 2- 3 lần mỗi tuần. Giảm bớt thời gian tĩnh tại, ít vận động. 

Giảm cân

CÁCH TÍNH BMI

Những bệnh nhân thừa cân, béo phì cần điều trị giảm cân: thuốc ( phentermine/topiramate ER, liraglutide 3 mg, hay semaglutide 2.4 mg mỗi tuần) kèm với thay đổi lối sống.

Mục tiêu giảm cân 5 – 10% trọng lượng để phòng ngừa đái tháo đường.

Điều trị tiền đái tháo đường bằng thuốc

Mặc dù không có thuốc nào được FDA chấp thuận sử dụng cho điều trị tiền đái tháo đường, nhưng các thuốc như Metformin, Acarbose, Pioglitazone, GLP-1 RA có thể được chỉ định trong những trường hợp  tiền đái tháo đường vẫn không cải thiện sau khi đã thay đổi lối sống và giảm cân.

TÓM TẮT

Tiền đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết, thường đi kèm với hội chứng chuyển hoá. 

Tiền đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch và có nguy cơ chuyển thành đái tháo đường type 2 thực sự.

Điều trị cần thay đổi lối sống, tăng cường hoạt động, giảm cân và chỉ định thuốc điều trị sớm nếu các phương pháp khác không hiệu quả.

Tham khảo:

Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Care in Diabetes—2023

American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline: Developing a Diabetes Mellitus Comprehensive Care Plan—2022 Update

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
Tháng Ba 18, 2023

Categories: Guideline ADA, Guidelines điều trị tiểu đường, Tiền đái tháo đườngTags: Guidelines AACE 2022, Guidelines ADA 2023

Bài viết bạn nên đọc:

  • Guidelines AACE: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của AACE 2020

    Guidelines AACE: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của AACE 2020

  • TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  • Các nhóm thuốc làm tăng đường huyết

    Các nhóm thuốc làm tăng đường huyết

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI
Chuyên khoa 2 Nội Tiết

Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com