• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 2/Bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 hay còn gọi là đái tháo đường type 2, đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Nội dung Ẩn
1 Cơ chế gây tăng đường glucose máu gây bệnh tiểu đường type 2
2 Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2
3 Làm sao để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 ?
3.1 Triệu chứng bệnh tiểu đường
3.2 Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường
4 Điều trị bệnh đái tháo đường type 2
4.1 Chế độ ăn khỏe mạnh,
4.2 Tăng cường tập luyện thể lực
4.3 Tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ
5 Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường type 2
5.1 Biến chứng cấp tính:
5.1.1 Hôn mê tăng đường huyết
5.1.2 Hạ đường huyết
5.2 Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2
6 Làm sao sống khoẻ với bệnh tiểu đường ?
7 Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2

Là dạng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường, chiếm 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường gặp trên người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, ít vận động, có yếu tố di truyền…

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng đường Glucose tăng cao trong máu.

Nguyên nhân là do suy giảm về số lượng và chức năng hormone insulin, làm cho đường Glucose không vào trong tế bào được, nằm lại trong máu.

Cơ chế gây tăng đường glucose máu gây bệnh tiểu đường type 2

Glucose tăng trong máu là do tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, có nghĩa là cơ thể không đáp ứng đầy đủ với tác động của insulin. Do vậy, insulin hoạt động không hiệu quả, dẫn đến hậu quả là đường glucose trong máu tăng lên.

Đề kháng insulin là cơ chế chính, tuy nhiên còn có rất nhiều cơ chế khác làm gia tăng đường trong máu. Có 8 cơ chế được đề cập đến:

8 cơ chế gây tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2
8 cơ chế gây tăng đường Glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Khi đường glucose máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy tăng tiết thêm insulin để kiểm soát lượng glucose trong máu, lâu ngày sẽ làm cho tuyến tụy kiệt quệ, việc sản xuất ra insulin sẽ giảm và glucose trong máu tăng cao.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 không phải do một nguyên cụ thể gây ra. Là kết quả của tổ hợp nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Tiền căn gia đình: bố mẹ anh chị em ruột bị tiểu đường
  • Thừa cân hay béo phì là nguy cơ rất lớn bị tiểu đường type 2
  • Chế độ ăn không lành mạnh
  • Ít hoạt động thể lực
  • Lớn tuổi: người càng lớn tuổi càng gia tăng nguy cơ bị tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Rối loạn mỡ máu
  • Sắc tộc: một số sắc dân có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn dân tộc khác.
  • Rối loạn dung nạp glucose hay Rối loạn đường huyết đói
  • Tiền căn từng bị đái tháo đường thai kỳ
  • Dinh dưỡng kém trong thời gian mang thai

Nếu bạn đang lo lắng không biết mình thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường hay không? Hãy tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2

Bằng cách tự đánh giá bạn sẽ biết mình có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường type 2 như thế nào. Qua đó giúp chúng ta tích cực thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh tiểu đường.

Làm sao để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 ?

Bệnh tiểu đường type 2 thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng trong thời gian dài cho tới khi được phát hiện ra khi các triệu chứng nổi bật hay nhân dịp xét nghiệm máu tình cờ

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 2 ít có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi đường huyết của bệnh nhân tăng cao, thường > 200 mg/dl.
Các triệu chứng bao gồm:

Các triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường type 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Trên bệnh nhân tiểu đường type 2, các triệu chứng có thể rất ít, bệnh âm thầm trong nhiều năm mà không được phát hiện.

 Khi có một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường bệnh nhân cần được xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán tiểu đường type 2:

  • Đường glucose huyết thanh đo lúc đói
  • HbA1c
  • Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 75 gr
  • Đường glucose ngẫu nhiên
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Điều trị bệnh đái tháo đường type 2

Để điều trị bệnh tiểu đường, cần phải có chiến lược điều trị, gần như là suốt đời, bao gồm phối hợp bộ 3:

Chế độ ăn khỏe mạnh,

Tăng cường tập luyện thể lực

Tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ

Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường type 2

Biến chứng cấp tính:

Hôn mê tăng đường huyết

Đường huyết tăng rất cao nếu không được điều trị kịp thời có thể làm bệnh nhân rơi vào hôn mê do tăng đường huyết và tử vong.

Hạ đường huyết

Khi điều trị bệnh tiểu đường, nếu để đường huyết hạ quá thấp cũng có thể làm bệnh nhân hôn mê do đường huyết thấp.

Đây là biến chứng rất thường gặp trong điều trị tiểu đường, bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 2

Biến chứng mắt: biến chứng võng mạc do tiểu đường
Tai biến mạch máu não
Nhồi máu cơ tim, suy tim
Lao phổi
Suy thận
Rối loạn cương dương ở nam giới
Bệnh động mạch ngoại biên
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường
Loét chân, dễ dẫn đến cắt cụt chân
Bệnh lý răng miệng: viêm nha chu, viêm nướu

Làm sao sống khoẻ với bệnh tiểu đường ?

Dĩ nhiên rồi, khi mắc bệnh tiểu đường ai mà không lo lắng chứ!

Tuy nhiên, bạn có thể sống vui vẻ, khoẻ mạnh cùng với bệnh tiểu đường suốt đời.

Để sống khoẻ, bạn cần chế độ điều trị hợp lý, biết cách theo dõi đường huyết và cần đến sự hỗ trợ của Bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc sức khoẻ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2

Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là thói quen sinh hoạt kết hợp với quá trình đô thị hóa.

Đa số các nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Bí quyết sống khỏe với bệnh tiểu đường, một cẩm nang của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã được dịch sang tiếng Việt : SỐNG KHỎE VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
02/12/2021

Categories: Đái tháo đường type 2, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

    Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

  • Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

    Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

    Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.