Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, bạn nên học cách sống chung với bệnh. Và đây là Bí kíp sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi bệnh đái tháo đường là bệnh lý đặc trưng bởi nồng độ đường glucose trong máu tăng cao.
Bình thường, glucose luôn hiện diện trong máu, vì nó là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể.
Khi đường glucose trong máu tăng cao nó sẽ gây tổn thương rất nhiều cơ quan, gây ra nhiều biến chứng cấp và mạn tính.
Nguyên nhân làm glucose tăng cao trong máu
Bình thường, glucose được tạo ra từ thức ăn chứa carbohydrate sẽ vào trong máu.
Sau đó, glucose sẽ được insulin đưa vào trong tế bào. Chỉ khi vào trong tế bào, glucose mới sẵn sàng để tạo năng lượng cho tế bào, cơ thể hoạt động.
Insulin hoạt động như chìa khoá, mở cửa để glucose vào trong tế bào.
Nếu cơ thể không thể sản xuất insulin, như trong trường hợp tiểu đường type 1, lúc đó glucose không vào trong tế bào được, sẽ tăng cao trong máu.
Trường hợp khác: insulin vẫn được tạo ra nhưng với số lượng ít hơn bình thường hay chức năng insulin bị suy giảm.
Khi đó glucose cũng sẽ không vào hết trong tế bào và tăng cao trong máu. Đây là cơ chế gây tiểu đường type 2 hay tiểu đường thai kỳ.
Có bao nhiêu type hay loại tiểu đường?
Bệnh đái tháo đường được chia là 4 nhóm:
Đái tháo đường type 1
Thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tuyến tuỵ không sản xuất được insulin do đó bệnh nhân cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Đái tháo đường type 2
Là dạng thường gặp nhất, đa số bệnh nhân lớn tuổi, có yếu tố di tryền hay thừa cân, ít vận động.
Có thể uống thuốc hay tiêm insulin kết hợp tăng cường vận động và thự chiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát đường huyết.
Đái tháo đường thai kỳ
Là tình trạng tăng đường glucose máu trong thời gian mang thai. Đường huyết sẽ về bình thường sau khi sanh.
Các loại đái tháo đường đặc biệt, không thuộc các nhóm trên
Là nhóm bệnh tiểu đường do khiếm khuyết về gen, do thuốc hay do các bệnh lý khác gây tăng đường
Trong đó đái tháo đường hay tiểu đường type 2 chiếm 90% và type 1 chiếm gần 10% còn lại
Tỉ lệ bệnh nhân tiểu đường thai kỳ thấp, tuy nhiên gần đây có chiều hướng gia tăng.
Tiền tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết nhẹ đang ngày càng phổ biến và cần được phát hiện sớm.
Làm sao để chẩn đoán bệnh tiểu đường?
Nếu có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường, bạn cần xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
- Đường huyết đói
- HbA1c
- Đường huyết ngẫu nhiên
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose
Trên website daithaoduong.com Bs Ngô Thế Phi cũng đã xây dựng thuật toán giúp bạn chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Bước 2: Các bước để sống khoẻ với bệnh tiểu đường?
Để sống khoẻ với bệnh đái tháo đường bạn cần kiểm soát tốt đường huyết.
Kết quả từ các nghiên cứu lớn về tiểu đường cho thấy: kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp bệnh nhân giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Để kiểm soát bệnh tiểu đường bạn cần thực hiện các bước sau:
Bên cạnh đó, bạn cần nắm rỏ 3 chỉ số quan trọng: A – B – C.
A: viết tắt của chữ A1c hay HbA1c, là chỉ số đánh giá mức đường glucose trung bình của bạn trong 3 tháng vừa qua.
B: viết tắt của Blood Pressure: Huyết áp
C: Cholesterol
1- Thiết lập mục tiêu cho các chỉ số A -B- C
Bạn yêu cầu bác sĩ thiết lập mục tiêu điều trị cho riêng mình.
Mỗi bệnh nhân có thể có mục tiêu các chỉ số A-B-C khác nhau.
Mục tiêu điều trị cho đa số trường hợp:
- HbA1c <7%
- Huyết áp < 130/80 mmHg
Cholesterol có LDL là cholesterol “xấu” và HDL là cholesterol “tốt”, có lợi cho mạch máu. Ngoài ra, mỡ còn có Triglycerid.
- LDL cholesterol mục tiêu: tùy thuộc vào các vấn đề tim mạch của bạn mà Bs s34 đưa ra mục tiêu khác nhau.
- Triglyceride nên < 150 mg/dl và HDL-Clolesterol nên > 40 mg/dl ở nam và > 50 mg/dl ở nữ.
2- Tuân theo chế độ ăn uống khoẻ mạnh dành cho người tiểu đường
Việc tuân thủ chế độ ăn khỏe mạnh giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, giảm đường huyết, huyết áp, cholesterol và giảm cân hiệu quả
Hướng dẫn nhanh về chế độ ăn cho người tiểu đường:
Bạn nên ăn ngày 3 bữa, không nên ăn vặt giữa 2 bữa ăn. KHÔNG CHIA NHỎ BỮA ĂN
Hạn chế những nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều:
- Nhóm ngũ cốc, gạo nếp
- Sản phẩm từ bột
- Họ khoai: khoai lang, khoai tây, khoai mì…
- Trái cây
- Sữa, kể cả sữa tiểu đường
Mỗi bữa ăn, bạn nên ăn theo PHƯƠNG PHÁP ĐĨA THỨC ĂN
CÁC MẸO SAU SẼ GIÚP ÍCH BẠN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG:
Đọc nhãn thực phẩm:
- Luôn luôn kiểm tra serving size và carbohydrate, vì từ đây sẽ tính ra được lượng carbohydrate ăn vào.
- Tìm thực phẩm có chứa thành phần chất xơ ( fiber ) > 2,5 gr
- Cố gắng tránh thực phẩm chứa mỡ bão hoà (Fat Saturated) và Trans.
Tính lượng serving thức ăn
Bạn cần phải biết cách tính lượng serving thực phẩm để tránh ăn quá nhiều.
Cách tính serving thực phẩm bằng cách ước lượng theo bàn tay
Tính lượng carbohydrate
Vì cơ thể chúng ta sẽ cắt carbohydrate thành glucose. Do vậy, việc tính lượng carbohydrate ăn vào sẽ giúp chúng ta kiểm soát được lượng đường trong máu.
Cố gắng ăn lượng carbohydrate tương đối bằng nhau cho các bữa ăn trong ngày. Điều này rất quan trọng nếu bạn đang tiêm insulin hay uống thuốc điều trị tiểu đường.
Cách tính lượng carbohydrate cho mỗi bữa ăn
3- Bí kíp sống khỏe với bệnh tiểu đường: Tăng cường vận động
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường và tăng cường vận động sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát đường kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn có rất nhiều lợi ích khác mà tập thể dục đem lại:
• Cải thiện HbA1C, huyết áp và cholesterol
• Cơ thể có thêm nhiều năng lượng hơn
• Giảm căng thẳng, stress
• Đốt cháy calo, giúp giảm hay duy trì cân nặng
• Giữ khớp xương của bạn linh hoạt
• Tăng cường sức mạnh của cơ
• Cải thiện sự cân bằng, ngăn ngừa té ngã
• Giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
Các bước để bắt đầu tăng cường vận động
Bước 1: Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu
Hãy tư vấn bác sĩ để chọn cách vận động và thời gian cho mỗi lần tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của bạn, đặc biệt nếu bạn có các vấn đề tim mạch, béo phì, bệnh xương khớp… kèm theo.
Bước 2: Chọn cách tập thể dục thích hợp
- Đi bộ hay chạy bộ
- Đạp xe
- Bơi lội
- Yoga hay dưỡng sinh…
Bắt đầu tăng cường vận động bằng những việc nhỏ nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn:
Ở NƠI LÀM VIỆC:
Nên đậu xe xa nơi làm việc để tăng cường đi bộ
Đi thang bộ thay vì thang máy. Nếu bạn có vấn đề về khớp hay tim mạch, nên đi xuống bằng đi bộ và đi lên bằng thang máy.
Tập thể dục tại nơi làm việc bất cứ khi nào có thể.
Đừng ngồi ì trên ghế, đứng lên và vận động.
TẠI NHÀ
Đi bộ với các thành viên trong gia đình, bạn bè…
Lau dọn nhà cửa, làm vườn
Khi xem TV nên đứng lên, vận động… không nên ngồi xem quá 30 phút.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tham gia các lớp yoga, khiêu vũ, đến phòng gym…
Tích cực đi lại khi đi mua sắm…
Giảm stress và vui sống, điều đó có lợi cho đường huyết và sức khoẻ của bạn.
Bước 3: Thiết lập mục tiêu vận động
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA, người bệnh tiểu đường nên tập ít nhất 150 phút/ tuần. Vận động từ 4 ngày trở lên trong 1 tuần.
Tập có đề kháng, như tập với tạ … 2 -3 lần/tuần.
Những bài tập tăng độ dẻo dai và cân bằng như yoga, dưỡng sinh được khuyến cáo cho người lớn tuổi 2 – 3 lần mỗi tuần.
4- Tuân thủ điều trị
Bên cạnh vai trò tuân thủ dinh dưỡng và tăng cường vận động, việc kiểm soát đường huyết cần đến thuốc điều trị.
Bạn tuyệt đối không nên tự mua thuốc tiểu đường theo lời khuyên hay quảng cáo. Điều đó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Các thuốc trong điều trị tiểu đường được chia vào 2 nhóm chính: Thuốc uống và thuốc tiêm insulin.
Thuốc uống điều trị tiểu đường
Thuốc uống chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Có rất nhiều nhóm thuốc và tác dụng khác nhau.
Việc chỉ định và cách uống thuốc phải theo hường dẫn của bác sĩ. Thuốc tiểu đường có loại uống trước ăn, có loại uống sau ăn và thậm chí có loại uống ngay khi ăn.
Các nhóm thuốc tiểu đường uống hiện đang có ở Việt Nam:
Nhóm sulfonylureas như Diamicron, Amaryl…
Nhóm Metformin như Glucophage, Siofor…
Nhóm ức chế DPP 4 như Januvia,Trajenta,Galvus, Onglyza
Nhóm ức chế thụ thể SGLT-2: Forxiga, Jardiance
Nhóm acarbose như Glucobay
Tiêm insulin
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 bắt buộc phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 lâu năm cũng cần tiêm insulin. Điều này là do cơ thể giảm tạo ra insulin sau thời gian dài bị đái tháo đường.
Khi tiêm insulin, không có nghĩa là tình trạng bệnh nặng hơn. Đơn giản chỉ là tới lúc cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Insulin không thể dùng bằng đường uống, bạn phải tiêm nó. Hãy yêu cầu điều dưỡng hướng dẫn cách tiêm insulin đúng cách
Bước 3: Bí kíp sống khỏe với bệnh tiểu đường – Theo dõi điều trị
Theo dõi đường huyết
Bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên khi bị bệnh đái tháo đường
Các thời điểm tiêm insulin trong ngày
Không nhất thiết bạn phải thử 4-5 thời điểm cùng trong 1 ngày, trừ khi bạn đang trong thời điểm đường huyết tăng rất cao hay hạ đường huyết cần phải theo dõi đường thường xuyên.
Bạn có thể kiểm tra đường huyết mỗi 2-3 lần, luân phiên vào các thời điểm khác nhau trong ngày, nếu đường huyết của bạn đang ổn.
Ví dụ: hôm nay thử đường huyết đói sáng, 2-3 ngày sau bạn thử đường huyết trước khi ngủ …
Đọc và hiểu kết quả đường huyết đo tại nhà
Bạn cần biết mục tiêu đường huyết của mình.
Khi đó so sánh kết quả đo được với các chỉ số đã được khuyến cáo. Nếu quá cao hay quá thấp, bạn cần gặp Bác sĩ Nội tiết.
Khuyến cáo mục tiêu điều trị tiểu đường
Đường huyết đói nên từ 80 -130 mg/dl,
Đường huyết sau ăn 1-2gio72 < 180 mg/dl và
Đường huyết trước khi đi ngủ < 160 mg/dl.
Phát hiện và xử trí hạ đường huyết
Trong quá trình điều trị tiểu đường bạn sẽ phải đối diện với nhiều lần hạ đường huyết.
Hạ đường huyết là tình trạng đường glucose trong máu bạn giảm quá thấp, nếu không xử trí kịp thời có thể bạn sẽ hôn mê và thậm chí tử vong.
Các triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện được hạ đường huyết:
Khi có các triệu chứng trên bạn nên ăn thức ăn chứa carbohydarte để giúp đường huyết tăng lên
Phát hiện và xử trí tăng đường huyết
Ngược lại với hạ đường huyết, bạn sẽ làm gì nếu đường huyết tăng quá cao.
Các triệu chứng sau giúp bạn nghi ngờ đường huyết tăng cao:
Trong trường hợp đường huyết tăng quá cao, bạn không nên tự ý xử lý mà cần gặp Bác sĩ Nội tiết ngay để có điều trị thích hợp.
Bước 4: Phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường đặt bạn vào tình huống có nguy cơ mắc nhiều biến chứng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa được biến chứng của bệnh đái tháo đường bằng cách kiểm soát đường huyết.
Một số biến chứng mạn tính của tiểu đường thường gặp:
BIẾN CHỨNG TIM MẠCH
Các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não hay bệnh động mạch ngoại biên là những biến chứng rất thường gặp và gây tử vong hàng đầu cho người tiểu đường.
BIẾN CHỨNG SUY THẬN
Tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương thận, gây suy thận. Giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.
BIẾN CHỨNG VÕNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG
Giảm thị lực, thậm chí gây mù loà là biến chứng do tiểu đường.
BIẾN CHỨNG TRÊN BÀN CHÂN
Tác động của tiểu đường trên bàn chân rất đặc trưng của bệnh tiểu đường:
Loét chân, cắt cụt chân
Châm chích, tê, đau rát buốt..
Làm thế nào để phát hiện sớm biến chứng của bệnh tiểu đường, đái tháo đường?
Bạn cần phải tuân thủ khám bệnh theo lịch trình.
Mỗi năm bác sĩ sẽ chỉ định soi đáy mắt để tầm soát biến chứng võng mạc, xét nghiệm tìm vi đạm niệu trong nước tiểu để phát hiện bệnh thận mạn do tiểu đường sớm.
Bên cạnh đó, mỗi 3 – 6 tháng bạn sẽ phải khám bàn chân, xét nghiệm HbA1c, mỡ máu, chức năng gan thận…. Những kết quả này sẽ giúp bác sĩ tìm rat các biến chứng sớm của bệnh.
Phòng khám bệnh tiểu đường do bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết phụ trách sẽ là nơi đáng tin cậy để chăm sóc sức khoẻ cho người tiểu đường.
THAM KHẢO THÊM: Living Healthy with Diabetes
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.