• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường hay đái tháo đường là biến chứng mạn tính rất thường gặp, ước tính 33% bệnh nhân đái tháo đường mắc phải. Việc điều trị đòi hỏi lâu dài.

Nội dung Ẩn
1 Chậm tiến triển của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường
2 Để giúp làm chậm tổn thương thần kinh:
3 Điều trị giảm đau
4 Các kiểu điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường khác
5 Điều trị các biến chứng thần kinh tự chủ
6 Phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường
6.1 Kiểm soát đường huyết là chìa khóa quan trọng giúp điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường
6.2 Chăm sóc chân trên bệnh nhân có biến chứng thần kinh tiểu đường
6.3 Thay đổi lối sống giúp cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường
Bệnh thần kinh do đái tháo đường
VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG THẦN KINH DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường tập trung vào :

  • Làm chậm diễn tiến của bệnh
  • Giảm đau
  • Điều trị biến chứng
  • Phục hồi chức năng

Chậm tiến triển của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Giữ đường huyết hằng định trong giới hạn bình thường sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh thần kinh ngoại biên và có thể giảm các triệu chứng. Mục tiêu đường huyết :

  • Đường huyết trước ăn : 90 tới 130 mg/dL (5 tới 7 mmol/L)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn : <180 mg/dL (10 mmol/L)
  • Hemoglobin A1C < 7%

Để giúp làm chậm tổn thương thần kinh:

  • Theo khuyến cáo của bác sỹ về chăm sóc bàn chân
  • Giữ huyết áp trong giới hạn cho phép
  • Tuân thủ chế độ ăn khỏe mạnh, hợp lý
  • Hoạt động thể lực điều đặn
  • Duy trì cân nặng lý tưởng
  • Ngưng hút thuốc
  • Tuyệt đối ngưng rượu bia hay nếu được phép uống, thì mỗi ngày không quá 1 lon bia đối với phụ nữ hay 2 lon, đối với đàn ông.

Điều trị giảm đau

Đau và tê bì, châm chích.. là những triệu chứng rất khó chịu của biến chứng thần kinh do tiểu đường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân.

Điều trị giảm đau trong bệnh thần kinh do đái tháo đường là rất khó khăn. Nhiều thuốc đã từng được sử dụng để giảm đau nhưng không hiệu quả trên tất cả bệnh nhân và nhiều tác dụng phụ.

Những thuốc điều trị bao gồm :

  • Pregabalin và Duloxetine là 2 nhóm thuốc được FDA chấp thuận trong điều trị đau do bệnh tiểu đường. 
  • Nhóm ức chế đau trung ương: Tepentadol cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả
  • Miếng dán Lidocaine . Miếng dán chứa lidocaine gây tê tại chổ và giúp giảm đau. Thường không có tác dụng phụ nhiều, thỉnh thoảng gây đỏ da.
  • Capsaicin. Là chất chiết xuất từ ớt. Khi thoa trên da, kem capsaicin (ArthriCare, Zostrix…) có thể giảm đau .
  • Những thuốc khác .

Những nhóm thuốc khác dù ít được chấp thuận nhưng vẫn có hiệu quả giảm đau trong điều trị như: gabapentin, thuốc chống trầm cảm, venlafaxine, carbamazepine, tramadol..

Các kiểu điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường khác

Nhiều cách điều trị không dùng thuốc cũng có thể giúp giảm đau. Có thể phối hợp với thuốc để điều trị :

  • Alpha-lipoic acid (ALA). Alpha-lipoic acid là một chất chống oxy hóa có trong thức ăn, có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên.

Nhóm thuốc Thiogamma đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị giảm đau cũng như tác động trực tiếp vào cơ chế gây tổn thương các sợi thần kinh ngoại biên.

  • Kích thích điện qua da : Phương pháp này dùng những dòng diện nhỏ kích thích để giúp giảm đau, tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả trên mọi bệnh nhân và mọi kiểu đau.
  • Châm cứu . Viện sức khỏe Quốc gia của Hoa Kỳ đã áp dụng châm cứu trong điều trị đau mãn tính bao gồm đau do thần kinh.
  • Kỹ thuật thư giãn . Giúp giảm áp lực cơ và giảm đau . Kỹ thuật thư giãn bao gồm những bài tập hít thở sâu hay nhìn những hình ảnh êm dịu, tập yoga …

Điều trị các biến chứng thần kinh tự chủ

  • Biến chứng đường tiết niệu . Thuốc chống co thắt (anticholinergics), thay đổi thói quaen đi tiểu …để giảm bớt triệu chứng đường tiểu .
  • Rối loạn tiêu hóa . Khi bị liệt dạ dày, bệnh nhân nên ăn nhiều bữa trong ngày , mỗi bữa nên ăn ít , giảm chất xơ và chất béo trong khẩu phần ăn.
  • Hạ huyết áp tư thế . Bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế cần tránh rượu bia, uống nhiều nước và đứng lên từ từ.Có nhiều thuốc để điều trị hạ huyết áp tư thế , như là fludrocortisone giúp tăng huyết áp .
  • Rối loạn chức năng tình dục.
    Sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) và vardenafil (Levitra) có thể cải thiện chức năng tình dục ở nam giới , tuy nhiên những thuốc này có thể không hiệu quả và an toàn đối với tất cả mọi người.
     Phụ nữ có thể cần chất nhờ âm đạo và kem estrogen để tránh khô âm đạo .

Phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường

Bệnh nhân có thể phòng ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh thần kinh do đái tháo đường bằng cách giữ đường huyết trong giới hạn cho phép, chăm sóc chân và thay đổi lối sống.

Kiểm soát đường huyết là chìa khóa quan trọng giúp điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường

Mục tiêu đường huyết:

  • Đường huyết trước ăn : 90 tới 130 mg/dL (5 tới 7 mmol/L)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn : <180 mg/dL (10 mmol/L)
  • Hemoglobin A1C < 7%

Chăm sóc chân trên bệnh nhân có biến chứng thần kinh tiểu đường

Chăm sóc bàn chân tiểu đường
CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Để bảo vệ chân tránh biến chứng trầm trọng cần :

  • Kiểm tra chân mỗi ngày giúp phát hiện loét chân sớm .

Nếu bệnh nhân không thấy được lòng bàn chân, cần dùng tấm kiếng hay nhờ người thân kiểm tra chân. Tìm những vùng sưng phồng, bóng nước, vết thương, đỏ …

  • Giữ chân sạch sẽ và khô ráo
  • Rửa chân mỗi ngày với nước ấm.

Nếu bàn chân không cảm nhân được nhiệt độ , thử độ nóng của nước bằng cách chạm khăn thấm nước vào vùng khác cơ thể như cổ tay, hoặc dùng khuỷu tay để thử.

  • Lau khô chân nhẹ nhàng. Việc chà xát có thể gây trầy xướt da . Lau khô các kẻ chân và thoa dung dịch làm ẩm da nếu da khô.
  • Cắt móng cẩn thận . Cắt móng theo đường thẳng và dũa góc cạnh cẩn thận. Không nên cắt khóe chân quá sâu.
  • Dũa cục chai. Dùng đá bọt hay dũa móng tay để dũa cục chai hay có thể phẩu thuật để cắt bỏ, tuy nhiên bệnh nhân không tự ý cắt cục chai.
  • Mang vớ sạch và khô . Nên mang vớ cotton dù đi trong nhà .
  • Mang giày vừa chân . Luôn mang giày vừa chân để bảo vệ bàn chân tránh bị thương. Nên mua giày vào buổi chiều vì khi đó bàn chân sẽ to hôn so với buổi sáng

Thay đổi lối sống giúp cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường

  • Kiểm soát huyết áp . Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần so với người không bị đái tháo đường.

Nếu bị cả tăng huyết áp và đái tháo đường , bệnh nhân tăng nguy cơ bị biến chứng trên mạch máu và giảm tưới máu chi . Kiểm soát huyết áp < 130/85 mmHg

  • Chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe . Chọn chế độ ăn cân bằng, đặc biệt nhiều rau xanh, trái cây, lúa mì nguyên hạt . Giữ trọng lượng cơ thể lý tưởng .
  • Hoạt động thể lực hàng ngày.

Hoạt động hàng ngày giúp bảo vệ tim mạch và cải thiện dòng máu , đồng thời, góp phần giúp ổn định đường huyết và huyết áp .

  • Ngưng thuốc lá.

Bệnh nhân đái tháo đường hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ bị tai biến và nhồi máu cơ tim gấp 2 lần so với bệnh nhân ĐTĐ không hút thuốc . Đồng thời tuần hoàn chân cũng bị ảnh hưởng.
Hãy ngưng thuốc lá ngay từ bây giờ.

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
01/07/2018

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Biến chứng mạn tínhTags: Biến chứng thần kinh đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường – đái tháo đường

    Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường – đái tháo đường

  • Rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo đường

    Rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo đường

  • Các biến chứng mắt do đái tháo đường

    Các biến chứng mắt do đái tháo đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.