• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin thế hệ mới
Hướng dẫn tiêm insulin bằng bút tiêm

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin thế hệ mới

Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng bút tiêm insulin. 
Bài viết có 2 phần để bạn có thể lựa chọn
– Phần 1: viết từng bước có hình ảnh mô tả
– Phần 2: Xem video hướng dẫn chi tiết.

Nội dung Ẩn
1 Các bước chuẩn bị trước khi tiêm insulin
1.1 Kiểm tra thuốc insulin trước khi tiêm
1.2 Rửa tay trước khi sử dụng bút tiêm insulin
1.3 Tháo nắp bút tiêm insulin
1.4 Trộn thuốc insulin
1.5 Sát trùng đầu bút tiêm insulin bằng gòn tẩm cồn
1.6 Lắp đầu kim vào bút tiêm insulin
1.7 Đuổi không khí và kiểm tra để bảo đảm kim đã thông với insulin
2 Các bước tiêm insulin bằng bút tiêm
2.1 Sát trùng vùng tiêm insulin
2.2 Chọn liều insulin theo chỉ định của Bác sĩ
2.3 Tiêm insulin
3 Hoàn tất sử dụng bút tiêm insulin
4 Video hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin

Các bước chuẩn bị trước khi tiêm insulin

Kiểm tra thuốc insulin trước khi tiêm

Bạn cần phải kiểm tra xem insulin còn hạn sử dụng hay không.

Kiểm tra màu sắc của phần chứa insulin xem dung dịch có bị đổi màu hay không.

Rửa tay trước khi sử dụng bút tiêm insulin

Bạn cần rửa tay trước khi sử dụng bút tiêm insulin. Việc vệ sinh giúp tránh nhiễm trùng khi tiêm.

Rửa tay trước khi tiêm insulin

Tháo nắp bút tiêm insulin

Tháo nắp đậy bút tiêm insulin
THÁO NẮP ĐÂY BÚT TIÊM INSULIN

Trộn thuốc insulin

Một số loại insulin chứa hỗn dịch nên cần phải trộn đều thuốc trước khi tiêm.

Trộn thuốc có thể thực hiện bằng cách:

Lăn tròn bút tiêm trong lòng bàn tay hay lắc nhẹ lên xuống 10 lần

Lăn tròn bút tiêm insulin để trộn thuốc

Trộn thuốc bằng cách đưa lên xuống

Bạn cũng có thể lắc nhẹ bút tiêm lên xuống 10 lần, KHÔNG ĐƯỢC MẠNH TAY VÌ SẼ TẠO BỌT KHÍ LÀM SAI LỆCH LIỀU TIÊM INSULIN.

Trộn insulin bằng cách đưa lên xuống

Sát trùng đầu bút tiêm insulin bằng gòn tẩm cồn

Bạn sát trùng đầu bút tiêm insulin trước khi lắp kim vào

Sát trùng đầu bút tiêm

Lắp đầu kim vào bút tiêm insulin

Kim tiêm được sử dụng riêng cho bút tiêm.

Bạn cần tháo miếng giấy dán bảo vệ ở đuôi kim và gắn kim vào bút tiêm.

Nhớ vặn kim vào cho sát bút tiêm

Tháo bỏ miếng đậy nắp kim tiêm

Tháo nắp bảo vệ kim tiêm

Sau khi vặn kim tiêm vào bút tiêm, bạn cần rút nắp nhỏ bảo vệ kim tiêm trước khi tiêm

Tháo nắp bảo vệ kim tiêm

Đuổi không khí và kiểm tra để bảo đảm kim đã thông với insulin

Bạn vặn đuôi bút tiêm tới số 2, dựng đứng bút tiêm insulin, dùng ngón tay búng nhẹ đầu phần trên bút tiêm, để không khí ( nếu có) sẽ lên trên.

Sau đó, ấn nút ở đuôi bút tiêm để đẩy không khí ra, cho tới khi thấy một ít thuốc ra đầu kim.

Đuổi khí trước khi tiêm insulin

Các bước tiêm insulin bằng bút tiêm

Sát trùng vùng tiêm insulin

Vùng tiêm insulin tốt nhất là ở bụng, cách rốn 3cm trở ra. Bạn có thể tiêm bất cứ nơi nào ở bụng, không nên tập trung quanh rốn quá nhiều.

Bạn dùng gòn tẩm cồn sát trùng vùng tiêm. Nên đợi cồn khô rồi mới tiêm insulin.

Sát trùng vùng tiêm insulin

Chọn liều insulin theo chỉ định của Bác sĩ

Bạn cần vặn đuôi bút tiêm tới số đúng với liều Insulin mà Bác sĩ đã chỉ định.

Ví dụ: Bác sĩ muốn bạn tiêm 14 đơn vị, bạn vặn đuôi bút tiêm tới số 14.

Trong trường hợp bạn vặn quá số 14, bạn chỉ việc vặn ngược lại cho tới đúng số 14 là được.

Chọn liều tiêm insulin

Tiêm insulin

Dùng tay véo nhẹ da và đâm bút tiêm insulin vào da. Đâm thẳng góc 90

Tiêm insulin

Nhấn đuôi bút tiêm để bơm thuốc vào. Sau khi thuốc đã vào hết, đuôi bút tiêm không còn di chuyển nữa, bạn giữ nguyên bút tiêm trong 10 giây, bằng cách đếm từ 1 đến 10.

Việc giữ bút tiêm để chắc chắn rằng insulin được bơm vào hoàn toàn.

Nhấn đuôi bút tiêm để bơm thuốc

Hoàn tất sử dụng bút tiêm insulin

Sau khi rút bút tiêm insulin, bạn cần tháo kim tiêm.

Kim tiêm phải được bỏ vào thùng đựng kim để tránh lây nhiễm và đâm trúng người khác.

Bỏ vật nhọn sau tiêm insulin

Video hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin

Trong video này, chúng ta sẽ cùng nhau xem hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin để đảm bảo rằng việc thực hiện phải đúng

Các loại bút tiêm insulin của các hãng khác nhau như: Novomix, Ryzodeg, Tresiba, Lantus, hay Humalog…như đều có chung cách sử dụng.

Do vậy, bạn có áp dụng cách tiêm này cho tất cả các loại bút tiêm insulin thế hệ mới.

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
28/01/2022

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Bài viết bạn nên đọc:

  • Một số insulin mới trong điều trị đái tháo đường

    Một số insulin mới trong điều trị đái tháo đường

  • Khoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

    Khoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

  • Hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường

    Hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.