• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Bệnh tiểu đường - Đái tháo đường | Bs Ngô Thế Phi

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ TỪ XA CỦA BẠN
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ/Cách chỉnh liều insulin
Hướng dẫn Điều trị tiểu đường, đái tháo đường: chỉnh liều insulin

Cách chỉnh liều insulin

Insulin là thuốc hạ đường huyết mạnh, được chỉ định trong tất cả các type của bệnh tiểu đường, đái tháo đường. Đòi hỏi người bệnh và nhân viên y tế phải biết cách chỉnh liều insulin để tránh hạ đường huyết quá mức đồng thời kiểm soát tốt đường huyết.

Nội dung Ẩn
1 Chỉnh liều insulin nền ( Basal Insulin)
1.1 Loại insulin nền nào được sử dụng?
1.2 Cách chỉnh liều Insulin nền:
1.2.1 Bước 1: Liều khởi đầu insulin nền:
1.2.2 Bước 2: Chỉnh liều insulin nền:
1.2.3 Bước 3: Theo dõi hạ đường huyết, giảm liều insulin
1.3 Nếu đường huyết đói đã đạt mục tiêu nhưng HbA1c vẫn còn cao:
2 Chỉnh liều insulin trong phác đồ Basal Plus
2.1 Phác đồ Basal Plus là gì?
2.2 Cách chỉnh liều Basal Plus 1 hay 2
3 Chỉnh liều insulin trong phác đồ Basal Bolus
3.1 Phác đồ Basal Bolus là gì?
3.2 Phác đồ Basal Bolus điều trị cho đối tượng nào?
3.3 Cách chỉnh liều Insulin trong phác đồ Basal Bolus
4 Chỉnh liều insulin trộn sẵn Premix
4.1 Insulin Premix là gì?
4.2 Cách chỉnh liều insulin Premix:
4.3 Cách theo dõi đường huyết

Cảnh báo!

Việc chỉnh liều insuin cần hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Việc bệnh nhân tự ý chỉnh liều có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Chỉnh liều insulin nền ( Basal Insulin)

Insulin nền được sử dụng phối hợp với thuốc uống trong điều trị đái tháo đường type 2.

Phác đồ điều trị đái tháo đường AACE, 2022: Insulin nền ( Basal Insulin ) trong bước phối hợp 2 thuốc ( Dual Therapy ) hay 3 thuốc ( Triple Therapy) hay khi đường huyết quá cao.

Lưu đồ kiểm soát đường huyết với thuốc và insulin - AACE

Loại insulin nền nào được sử dụng?

Insulin nền có tác dụng cung cấp 1 lượng insulin cố định nhằm duy trì hằng định lượng insulin cho cơ thể, giúp kiểm soát đường huyết đói. Các loại insulin nền:

1- insulin NPH: có tác dụng kéo dài 10 -16 giờ, có thể gây hạ đường huyết về đêm. Ngày nay đã ít được sử dụng.

2- Insulin Analog: Levemir, Glargin, Degludeg là những insulin thế hệ mới, có thời gian tác dụng kéo dài lên tới 24 giờ. Riêng Degludeg có thể kéo dài tới 42 giờ. Ít gây hạ đường huyết hơn NPH.

Cách chỉnh liều Insulin nền:

Cách chỉnh liều insulin
Cách chỉnh liều insulin theo hướng dẫn AACE

Bước 1: Liều khởi đầu insulin nền:

  • Nếu HbA1c < 8%: Liều insulin nền là 0.1 – 0.2 đơn vị/ kg cân nặng,
  • Nếu HbA1c > 8%: Liều insulin nền là 0.2 – 0.3 đơn vị/ kg cân nặng

Bước 2: Chỉnh liều insulin nền:

Chỉnh liều mỗi 2- 3 ngày dựa trên đường huyết đói. Có 2 cách để chỉnh:

  • Cách 1: Mỗi lần tăng 2 UI insulin nếu đường huyết đói chưa đạt mục tiêu < 130 mg/dl. Cho đến khi đường huyết đã đạt mục tiêu thì dừng lại.
  • Cách 2: Điều chỉnh dựa theo mức đường huyết đói:
    • Đường huyết đói >180 mg/dL: thêm 4 UI insulin
    • Đường huyết đói: 140–180 mg/dL: thêm 2 UI insulin.
    • Đường huyết đói: 110–139 mg/dL: thêm 1 UI insulin.

Ví dụ: Nếu bạn tiêm insulin nền 15 đơn vị, sau 2 ngày đo đường huyết đói là: 176 mg/dl. Khi đó bạn cần thêm 10% tổng liều ( 15 đơn vị), liều insulin điều chỉnh sẽ là: 15 + (10%x15) = 16.5 đơn vị, có thể làm tròn 17 đơn vị.

Bước 3: Theo dõi hạ đường huyết, giảm liều insulin

Nếu đường huyết đói <70 mg/dL: giảm 10% – 20% liều insulin.

Nếu đường huyết đói <40 mg/dL: giảm 20% – 40% liều insulin

Nếu đường huyết đói đã đạt mục tiêu nhưng HbA1c vẫn còn cao:

Bạn cần chuyển sang phác đồ Basal – Plus: thêm một mũi insulin tác dụng nhanh ngắn vào bữa ăn nhiều tinh bột – carbohydrate nhất khi:

  • Nếu liều insulin nền > 0.5 UI/kg cân nặng, hay
  • Đường huyết đói đã đạt mục tiêu nhưng HbA1c vẫn chưa đạt.

Chỉnh liều insulin trong phác đồ Basal Plus

Phác đồ Basal Plus là gì?

Sau khi thêm insulin nền vào thuốc uống nếu HbA1c vẫn không đạt mục tiêu đuiều trị, có thể sẽ cần thêm 1 mũi insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn: Đó là phác đồ Basal Plus one.

Nếu vẫn không đạt mục tiêu HbA1c, sẽ phải cần đến liều insulin tác dụng nhanh ngắn trước bữa ăn: phác đồ Basal Plus two.

Cách chỉnh liều Basal Plus 1 hay 2

  • Chỉnh liều đường huyết đói bằng cách chỉnh liều insulin nền.
  • Liều insulin tác dụng nhanh ngắn trước mỗi bữa ăn, khởi đầu 10% liều insulin nền hay 5 đơn vị. Tiêm trước bữa ăn
  • Chỉnh liều dựa vào đường huyết đo sau ăn 1- 2 giờ: thêm 1- 2 đơn vị nếu đường huyết sau ăn không đạt mục tiêu ( < 160 -180 mg/dl).

Chỉnh liều insulin trong phác đồ Basal Bolus

Phác đồ Basal Bolus là gì?

Phác đồ Basal Bolus là phác đồ insulin điều trị tích cực, bao gồm insulin nền ( Basal) + 3 mũi insulin tác dụng nhanh, ngắn tiêm trước 3 bữa ăn trong ngày ( Bonus)

Phác đồ Basal Bolus điều trị cho đối tượng nào?

Phác đồ Insulin Basal Bolus có thể dùng điều trị cho cả type 1, type 2.

Cách chỉnh liều Insulin trong phác đồ Basal Bolus

Liều insulin nền chiếm 50% tổng liều, 50% tổng liều còn lại được chia cho cả 3 mũi insulin tác dụng nhanh ngắn.

  • Liều insulin nền ( Basal) được chỉnh dựa vào đường huyết đói, như đã hướng dẫn ở trên.
  • Liều insulin tác dụng nhanh ngắn ( Bolus ) dựa vào đường huyết sau ăn 1- 2 giờ: điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm 1 – 2 đơn vị.

Chỉnh liều insulin nếu hạ đường huyết!

Trong trường hợp hạ đường huyết xảy ra, giảm liều insulin nền và / hay insulin trước mỗi bữa ăn:

– Đường huyết < 70mg/dL: Giảm 10 – 20% tổng liều insulin

– Hạ đường huyết nặng ( cần sự hỗ trợ từ người khác) hay đường huyết < 40mg/dl: Giảm 20 -40 % tổng liều insulin.

Chỉnh liều insulin trộn sẵn Premix

Insulin Premix là gì?

Insulin Premix là loại insulin trộn sẵn, thông thường giữa insulin tác dụng nhanh ngắn và insulin tác dụng kéo dài. Tỉ lệ trộn thường gặp là 30/70 (Mixtard, Novomix, Ryzodeg… ) hay 25/75 ( Humalog 75/25) hay 50/50 (Humalog 50).

Chỉnh liều insulin premix 2 lần

Cách chỉnh liều insulin Premix:

  • Nếu đường huyết đói buổi sáng cao, bạn cần chỉnh liều insulin buổi chiều, và ngược lại.
  • Đường huyết đói trước ăn chiều cao: bạn sẽ chỉnh liều tiêm insulin buổi sáng.

Liều insulin ( đơn vị UI) sẽ tùy thuộc vào mức đường huyết đói trước ăn:

Chỉnh liều insulin dựa vào đường huyết

Thông thường liều insulin premix trước ăn sáng sẽ cao hơn buổi chiều: chiếm 50 -70% tổng liều. Buổi chiều chỉ khoảng 30 -50 % mà thôi.

Sau khi đường huyết đo trước ăn đã kiểm soát tốt, nếu đường huyết sau ăn không đạt mục tiêu ( < 160 -180 mg/dl) chúng ta sẽ phải cân nhắc chọn insulin premix 50-50.

Với insulin trộn 50-50, lượng insulin tác dụng nhanh ngắn nhiều hơn ( chiếm 50%) sẽ giúp giảm đường sau ăn hiệu quả hơn.

Cách theo dõi đường huyết

Chỉnh liều đường huyết sau ít nhất 3 ngày.

Đối với insulin tác dụng kéo dài như Tresiba ( Insulin Degludeg) hay Ryzodeg ( 30% Aspart + 70% Degludeg) việc chỉnh liều insulin được thay đổi mỗi tuần.

Việc chỉnh liều insulin đòi hỏi kiến thức về thời gian bắt đầu tác dụng cũng như thời tác dụng kéo dài của insulin, đồng thời tùy vào tình trạng bệnh lý đi kèm, khả năng theo dõi đường huyết, chế độ ăn, tuổi tác… mà Bác sĩ sẽ chọn mục tiêu điều trị và phác đồ insulin thích hợp. Bệnh nhân hay người nhà không nên tự ý chỉnh liều insulin nếu không có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Tham khảo: Comprehensive Type 2 Diabetes Management Algorithm (2020) của AACE.

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
Tháng Năm 16, 2022

Categories: Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ, Đái tháo đường thai kỳ, Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Điều trị đái tháo đường, Điều trị đái tháo đường khi nhập viện, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Bài viết bạn nên đọc:

  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 – TYPE 2 DIABETES

    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 – TYPE 2 DIABETES

  • Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

    Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

  • Thuốc sulfonylureas: nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường

    Thuốc sulfonylureas: nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI
Chuyên khoa 2 Nội Tiết

Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com