• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus
Insulin Glargin Lantus

Cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus

Insulin lantus là một loại insulin glargin có tác dụng kéo dài. Ngày nay insulin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đái tháo đường, một trong những cách giúp bệnh nhân dễ dàng chấp nhận tiêm insulin đó là dùng bút tiêm thay cho lọ và kim tiêm trước đây.

Bút tiêm insulin Lantus

Bút tiêm insulin Lantus được thiết kế dưới dạng bút tiêm, chứa insulin glargin, là loại insulin tác dụng kéo dài, duy trì kiểm soát đường huyết trong 24 giờ.

Loại insulin này ít có nguy cơ hạ đường huyết hơn những loại insulin NPH trước đây.

Việc sử dụng bút tiêm insulin Lantus giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau khi tiêm, dễ dàng chỉnh liều, có thể đem theo đi bất cứ nơi đâu.

Nội dung Ẩn
1 Để hiểu rõ cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus, mời bạn vui lòng xem video dưới đây:
2 Các bước sử dụng bút tiêm insulin Lantus
2.1 Chuẩn bị bút tiêm Lantus
2.2 Kiểm tra bút tiêm insulin Lantus
2.3 Gắn kim vào bút và chỉnh liều
2.4 Bắt đầu tiêm insulin
3 Tháo đầu kim ra khỏi bút tiêm Lantus

Để  hiểu rõ cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus, mời bạn vui lòng xem video dưới đây:

Các bước sử dụng bút tiêm insulin Lantus

Chuẩn bị bút tiêm Lantus

Bút tiêm insulin được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, nhưng khi bắt đầu đem ra sử dụng bạn không cần để trong tủ lạnh mà phải để nơi mát trong phòng.

Khi để ở nhiệt độ phòng, bút tiêm có thể được sử dụng trong 1 tháng.

Kiểm tra bút tiêm insulin Lantus

Bạn cần kiềm tra hạn sử dụng của bút tiêm

Kiểm tra màu sắc của thuốc trong bút tiêm. Insulin Lantus trong suốt, không màu.

Một số loại bút tiêm có chứa 2 loại insulin trộn sẵn, bạn cần phải lắc nhẹ bút tiêm lên xuống 10-20 lần để thuốc được trộn đều.

Riêng insulin Lantus là loại đơn chất chỉ chứa insulin Glargin, bạn không cần phải lắc.

Gắn kim vào bút và chỉnh liều

Gắn kim tim vào bút tiêm insulin Lantus

Vặn núm ở đuôi bút tiêm để chọn số liều insulin cần tiêm theo chỉ định của Bác sĩ.

Nếu lỡ vặn quá số chỉ định liều insulin, bạn có thể vặn ngược lại tới đúng liều chỉ định,

Bắt đầu tiêm insulin

Sát trùng vùng da tiêm, thường vùng tiêm tốt nhất là ở bụng, cách rốn 3cm trở ra

Bạn nên xoay vòng vị trí tiêm theo chiều xoắn ốc để tránh tiêm vào một nơi nhiều lần.
Bạn cầm bút đâm thẳng vào da.

Chiều dài của kim chỉ 4 -6 mm, do đó đảm bảo đầu kim sẽ vào vùng dưới da, bạn không nên nghiêng 1 góc 45 độ nhé ( cách này chỉ áp dụng cho sử dụng cây kim tiêm 1cc rút thuốc từ lọ insulin thôi).

Sau đó, ấn vào nút bút tiêm để bơm thuốc vào. Sau khi bơm hết thuốc, để nguyên như thế trong 6-10 giây để thuốc bơm vào hết.

Bạn chỉ cần đếm thầm trong miệng từ 1 đến 10 là được. Sau đó rút bút tiêm ra.

Tháo đầu kim ra khỏi bút tiêm Lantus

Sau khi tiêm xong, bạn tháo đầu kim và bỏ kim vào chai nhựa, hay hộp đựng chuyên dụng

Không nên bỏ vào sọt rác của nhà mình, vì thư thế có thể gây vết thương cho những anh chị nhân viên thu gom rác và có thể lây bệnh cho người khác.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
02/08/2022

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Khoai lang có tốt cho người tiểu đường không?

Khoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ, khoai lang được xem là "siêu thực phẩm" cho bệnh nhân đái tháo …

Nội dung bài viết vềKhoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguyên nhân đặc biệt

Nhóm bệnh tiểu đường đặc biệt

Bệnh đái tháo đường - tiểu đường đặc biệt là những type tiểu đường không phải type 1, type 2, thay …

Nội dung bài viết vềNhóm bệnh tiểu đường đặc biệt

Guideline IWGDF hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường

Guideline IWGDF: Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bàn chân đái tháo đường 2019

Guideline IWGDF : Nhóm Chuyên Trách Bàn Chân Đái tháo đường thế giới - IWGDF (The International …

Nội dung bài viết vềGuideline IWGDF: Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bàn chân đái tháo đường 2019

Tiểu đường type LADA hay type 1.5

Đái tháo đường thể LADA

Đái tháo đường thể LADA là gì? Đái tháo đường type LADA : Latent autoimmune diabetes in …

Nội dung bài viết vềĐái tháo đường thể LADA

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com