Trong trái cây chứa nhiều loại đường như sucrose, fructose và glucose. Quan trọng hơn, trong trái cây chứa nhiều carbohydrate do đó bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây nhiều sẽ làm tăng đường trong máu.
Trái cây có làm tăng đường hay không?
Trái cây tốt cho cả người bình thường lẫn người tiểu đường vì làm giảm nguy cơ tim mạch, đột quị và ung thư.
Tuy nhiên, người tiểu đường ăn trái cây nhiều có thể làm tăng đường trong máu quá mức.
Trong trái cây, chứa các loại đường như: đường fructose, sucrose… và các loại đường này sẽ chuyển thành đường glucose trong máu sau khi ăn.
Hướng dẫn người tiểu đường ăn trái cây nào?
Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao sẽ tăng nhanh lượng đường trong máu.
Những trái cây có chỉ số đường huyết – glycemic index cao: dưa hấu, thơm ( khóm )
Những trái cây có lượng carbohydrate cao: sầu riêng, mít…
Những khuyến cáo người bệnh tiểu đường ăn trái cây
- Táo
- Cam
- Chuối
- Xoài
- Trái lê
- Dâu đen Blackberries
- Dâu tây
- Cà chua
Mỗi ngày người tiểu đường ăn trái cây bao nhiêu phần?
Tùy theo mức đường huyết, chế độ ăn, tình trạng cân nặng của bạn như thế nào mà Bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng.
Thông thường, lượng trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn vào khoảng 2- 3 serving mỗi ngày.
Một serving (hay gọi là một phần ) trái cây chứa 15 gr carbohydrate.
Tùy theo từng loại trái cây khác nhau mà kích thước của một phần trái cây có thể khác nhau.
Một phần trái cây: tương đương với
- 1/2 trái chuối
- 1 trái táo nhỏ, trái cam hay trái lê…
Theo ChooseMyPlate.comhttp://www.choosemyplate.com trái cây được ước tính bằng chén ( cup equivalent). MỘT CHÉN TRÁI CÂY tương đương 2 serving.
PHẦN TRÁI CÂY MỖI NGÀY CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Điều đó có nghĩa là mỗi ngày tổng trái cây người bệnh đái tháo đường, tiểu đường nên ăn khoảng 1 CHÉN TRÁI CÂY.
Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây:
Đây là những hình ảnh minh họa về CHÉN TRÁI CÂY ( KHẨU PHẦN CHO CẢ 1 NGÀY)
MỘT TRÁI TÁO NHỎ CÓ ĐƯỜNG KÍNH KHOẢNG 5.7 cm ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1 CHÉN TRÁI CÂY
MỘT TRÁI CHUỐI LỚN, DÀI KHOẢNG 20 -22 cm , ĐƯỢC TÍNH LÀ MỘT CHÉN TRÁI CÂY
1/2 QUẢ BƯỞI TRUNG BÌNH, CÓ ĐƯỜNG KÍNH 10cm, ĐƯỢC TÍNH NHƯ LÀ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
MỘT LÁT XOÀI CÓ ĐƯỜNG KÍNH KHOẢNG 11cm, ĐƯỢC TÍNH LÀ 1 CHÉN TRÁI CÂY.
1/2 CHÉN COCKTAIL ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
1/2 LY NƯỚC ÉP TRÁI CÂY ĐƯỢC TÍNH LÀ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
MỘT NHÀNH NHO KHOẢNG 35 TRÁI, ĐƯỢC TÍNH LÀ 1 CHÉN TRÁI CÂY.
2 TRÁI MẬN LỚN (6.3 cm) TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI 1 CHÉN TRÁI CÂY.
MỘT TRÁI CAM NHỎ (KHOẢNG 6cm) ĐƯỢC TÍNH LÀ NỮA CHÉN TRÁI CÂY.
1/2 CHÉN DÂU TÂY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
1/2 TRÁI ĐÀO LỚN ( # 7cm) ĐƯỢC TÍNH NHƯ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY
Chuyển đổi giữa các nhóm thực phẩm:
Mỗi ngày người bệnh tiểu đường được phép ăn 6- 8 serving tinh bột:
Mỗi bữa ăn theo phương pháp đĩa: 1 chén cơm lưng hay mì, bún, bánh mì… chiếm khoảng 2-3 serving tinh bột.
Trái cây TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN TRÁI CÂY: 1 chén = 2 serving trái cây.
Giữa tinh bột và trái cây, bạn có thể hoán đổi với nhau. Ví dụ: nếu bạn ăn cơm nhiều, như thêm 1/2 chén cơm mỗi bữa, như vậy bạn phải giảm 1/2 TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN trái cây.
Hoặc ngược lại, bạn ăn ít cơm có thể bù thêm vào lượng trái cây. Một serving trái cây = 1 serving tinh bột.
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.