• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Bệnh tiểu đường - Đái tháo đường | Bs Ngô Thế Phi

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ TỪ XA CỦA BẠN
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng cấp/Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết
Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm, cần đánh giá nguy cơ và tìm nguyên nhân.

Nội dung Ẩn
1 Đánh giá NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
2 Nguyên nhân hạ đường huyết

Công cụ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT sẽ giúp bác sĩ xác định HbA1c mục tiêu và lựa chọn cách thức điều trị phù hợp nhằm tránh hạ đường huyết quá mức.

Đánh giá NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Việc đánh giá sẽ dựa vào các tham số:

1- Số lần bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng

2- Có đang tiêm insulin hay không?

3- Có đang uống thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm Sulfonylureas hay không?

4- Bệnh nhân lớn tuổi hay không ( 77 tuổi)

5- Bệnh nhân có suy thận giai đoạn 4, 5 hay không?

6- Bệnh nhân có nhập viện hơn 2 lần trong năm vừa qua hay không?

Kết quả đánh giá sẽ cho kết quả: NGUY CƠ THẤP, TRUNG BÌNH hay CAO.

Công cụ này được Bs Ngô Thế Phi xây dựng dựa vào tài liệu:

Andrew J. Karter, PhD et al. Development and Validation of a Tool to Identify Patients With Type 2 Diabetes at High Risk of Hypoglycemia-Related Emergency Department or Hospital Use. JAMA Intern Med. 2017 Oct; 177(10): 1461–1470.

Để đánh giá nguy cơ hạ đường huyết của bệnh nhân, bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây:

Bạn cũng có thể tra trực tiếp từ bảng bên dưới:

Bảng đánh giá nguy cơ hạ đường huyết
BẢNG: Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường

Nguyên nhân hạ đường huyết

Hạ đường huyết rất dễ xảy ra trên những bệnh nhân lớn tuổi.

Những bệnh nhân này thường ăn uống kém, chức năng thận có thể suy giảm do vậy là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị hạ đường huyết.

Nên lựa chọn những nhóm thuốc an toàn như ức chế DDP 4, Metformin liều thấp

Suy thận mạn giai đoạn 4,5 là nguyên nhân hạ đường huyết thường gặp. Bệnh nhân có mức đường huyết thấp do tăng thải glucose qua nước tiểu.

Ngoài ra chức năng thận suy giảm, làm cho quá trình tái hấp thu đường glucose ở ống thận giảm. Hậu quả làm bệnh nhân suy thận giai đoạn 4,5 thường có mức đường huyết thấp và dễ bị hạ đường huyết.

CÁC NHÓM THUỐC AN TOÀN CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO NGƯỜI SUY THẬN

Trajenta: Không cần giảm liều trong suy thận,

Các nhóm ức chế DDP 4 khác: giảm nữa liều.

Nhóm ức chế SGLT-2 được chỉ chịnh điều trị cho bệnh nhân suy thận có độ lọc cầu thận GFR >=30 ml/ph

Nhóm Glinide cũng an toàn cho người suy thận.

Insulin: là nhóm thuốc được sử dụng an toàn, cần chọn liều thích hợp.

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
Tháng Chín 24, 2022

Categories: Biến chứng cấp, Biến chứng đái tháo đường, Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị

Bài viết bạn nên đọc:

  • Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

    Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

  • Biến chứng tiểu đường thai kỳ

    Biến chứng tiểu đường thai kỳ

  • Phòng ngừa các biến chứng mạn tính của tiểu đường

    Phòng ngừa các biến chứng mạn tính của tiểu đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI
Chuyên khoa 2 Nội Tiết

Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com