• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường thai kỳ/Các loại insulin trong điều trị đái tháo đường
Các loại insulin trong điều trị tiểu đường

Các loại insulin trong điều trị đái tháo đường

Ở Việt Nam có đầy đủ các loại insulin: human và analog. Các loại insulin thế hệ mới, tác dụng siêu dài như Degludeg ( Tresiba, Ryzodeg) hay insulin tác dụng nhanh lispro, aspart …

Insulin là thuốc tiêm để điều trị tiểu đường, đái tháo đường cả type 1, type 2 hay cho cả đái tháo đường thai kỳ…
Có rất nhiều loại insulin khác nhau ra đời nhằm giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn trong việc kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.

Nội dung Ẩn
1 1. Phân loại insulin
1.1 1.1 Theo cấu trúc phân tử:
1.1.1 Insulin Human
1.1.2 Insulin analog
1.2 1.2. Theo thời gian tác dụng:
1.2.1 a) Insulin tác dụng nhanh, ngắn:
1.2.2 b) Insulin tác dụng trung bình, trung gian:
1.2.3 c) Insulin tác dụng chậm, kéo dài:
1.2.3.1 Insulin glargine:
1.2.3.2 Insulin degludec
1.2.4 d) Insulin trộn, hỗn hợp :
2 2. Ký hiệu và nồng độ các loại insulin
3 3. Bảo quản các loại insulin
3.1 SAU KHI GẮN KIM ĐỂ TIÊM INSULIN KHÔNG NÊN BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH, MÀ CHỈ CẦN ĐỂ Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG !
4 4. Các loại insulin hiện có tại Việt Nam:
4.1 Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn
4.2 Insulin người tác dụng nhanh, ngắn
4.3 Insulin trộn, hỗn hợp
5 Cách tiêm và bảo quản insulin
5.1 Tham khảo: Cách chỉnh liều insulin

1. Phân loại insulin

1.1 Theo cấu trúc phân tử:

Insulin Human

Còn gọi là insulin người hay insulin thường, regular insulin: được tổng hợp bằng phương pháp tái tổ hợp DNA, rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng do tự miễn và loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm.

Các loại Human insulin trong điều trị tiểu đường hiện có tại Việt Nam gồm: insulin thường (regular insulin) và NPH (Neutral Protamine Hagedorn).

Insulin analog

Được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, nhưng có thay đổi cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptide để thay đổi dược tính.

Ví dụ một số insulin analog:

Insulin tác dụng nhanh như Aspart, Lispro, Glulisine

Các loại Insulin tác dụng kéo dài như Detemir, Glargine.

Hiện nay, insulin Degludec tác dụng kéo dài 42 giờ đã được cấp phép lưu hành ở Việt Nam.

1.2. Theo thời gian tác dụng:

a) Insulin tác dụng nhanh, ngắn:

– Insulin người (regular insulin) là loại tinh thể insulin zinc hòa tan, tác dụng 30 phút sau khi tiêm dưới da, và kéo dài 5- 7 giờ với liều thường dùng, liều càng cao thời gian tác dụng càng kéo dài. Thuốc có thể truyền tĩnh mạch khi điều trị cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, khi phẫu thuật.

– Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn. Hiện tại có 3 loại insulin analog tác dụng nhanh, ngắn là: Aspart, Lispro và Glulisine

Insulin tác dụng nhanh, ngắn


Insulin Aspart: Thay thế proline ở vị trí B28 bằng aspartic acid Insulin Lispro: proline ở vị trí B28 đổi chỗ với lysine ở vị trí B29
Insulin Glulisine: Asparagine ở vị trí B3 được thay thế bằng lysine và lysine ở vị trí B29 được thay thế bằng glutamic acid.

Ba loại insulin này ít có khuynh hướng tạo thành hexamer so với human insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc phân ly nhanh thành monomer và được hấp thu, đạt đỉnh tác dụng sau 1 giờ. Sự thay đổi cấu trúc này không ảnh hưởng đến việc gắn vào thụ thể insulin, ngoài ra thời gian kéo dài tác dụng khoảng 4 giờ, không thay đổi theo liều dùng.

Do tác dụng nhanh của insulin analog, bệnh nhân cần lưu ý có đủ lượng carbohydrat trong phần đầu của bữa ăn.

b) Insulin tác dụng trung bình, trung gian:

NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin): thuốc có tác dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin zinc hòa tan với 1 phần protamine zinc insulin.

Insulin NPH

Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt dầu tác dụng sau 2-4 giờ, đỉnh tác dụng sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả kéo dài.

c) Insulin tác dụng chậm, kéo dài:

Insulin glargine:

Asparagine ở vị trí A21 được thay thế bằng glycine và 2 phân tử asparagine được gắn thêm vào đầu tận carboxyl của chuỗi B. Insulin glargine là dung dịch trong, pH acid.

Bút tiêm insulin Lantus - Glargin

Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ lắng đọng thành các phân tử nhỏ được phóng thích từ từ vào máu.

Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ, không có đỉnh cao rõ rệt trong máu, khi tiêm 1 lần trong ngày sẽ tạo một nồng độ insulin nền. Thuốc không được trộn lẫn với human insulin.

Insulin analog detemir: threonine ở vị trí B30 được lấy đi và chuổi acid béo C14 (tetradecanoic acid được gắn với lysine ở vị trí B29 bằng phản ứng acyl hóa).

Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ và có thể tiêm dưới da 1-2 lần/ngày để tạo nồng độ insulin nền. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai.

Insulin degludec

là insulin analog, threonine ở vị trí B30 bị cắt bỏ và lysine ở vị trí B29 được gắn kết với hexdecanoic acid thông qua gamma-L-glutamyl.

Insulin degludeg Tresiba

Trong dịch chứa có phenol và kẽm, insulin degludec ở dạng dihexamer, nhưng khi tiêm dưới da, chúng kết hợp thành những chuỗi multihexamer rất lớn, gồm hàng ngàn dihexamer.

Các chuỗi này phân tán rất chậm ở mô dưới ra và các phân tử insulin monomer được phóng thích từ từ vào máu với nồng độ ổn định.

Thời gian bán hủy của thuốc là 25 giờ. Thuốc bắt đầu tác dụng 30-90 phút sau khi tiêm dưới da và kéo dài tác dụng hơn 42 giờ.

d) Insulin trộn, hỗn hợp :

Insulin trộn sẵn gồm 2 loại tác dụng nhanh và tác dụng dài trong một lọ hoặc một bút tiêm.

Thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, insulin tác dụng nhanh để chuyển hóa carbohydrat trong bữa ăn và insulin tác dụng dài để tạo nồng độ insulin nền giữa các bữa ăn.

Hiện nay có các loại:

– Insulin Mixtard 30: 70% insulin isophane/30% insulin hòa tan
– Novomix 30: gồm 70% insulin aspart kết tinh với protamin/30% insulin aspart hòa tan
– Ryzodeg: gồm 70% insulin degludec/30% insulin aspart
– Humalog Mix 70/30: gồm 70% NPL(neutral protamine lispro)/30% Insulin Lispro
– Humalog Mix 75/25: gồm 75% NPL(neutral protamine lispro)/25% Insulin Lispro
– Humalog 50/50: gồm 50% NPL(neutral protamine lispro)/50% Insulin Lispro

2. Ký hiệu và nồng độ các loại insulin

Một lọ insulin có 10 mL, với các nồng độ khác nhau. Hiện trên thị trường có 2 loại là 40 IU/mL (U 40-một lọ 10 ml có 400 đơn vị) và 100 IU/mL (U100- một lọ 10 ml có 1000 đơn vị).

Chú ý phải dùng loại ống tiêm phù hợp với nồng độ thuốc:

insulin loại U 40 phải dùng ống tiêm insulin 1ml = 40 IU, insulin U100 phải dùng ống tiêm 1ml=100IU.

Nguyên nhân hạ đường huyết do kim tiêm

Hiện nay, WHO khuyến cáo nên chuẩn hóa về hàm lượng 100 IU/ml để tránh trường hợp bệnh nhân dùng nhầm ống và kim tiêm dẫn tới các phản ứng không mong muốn.

Hiện nay có loại bút tiêm insulin cho human insulin, insulin analog, mỗi bút tiêm có 300 đơn vị insulin.

3. Bảo quản các loại insulin 

Tốt nhất để ở 2-8 độ C sẽ giữ được tới khi hết hạn sử dụng.

Khi bắt đầu sử dụng, insulin nên để ở nhiệt phòng < 30 độ C cho phép giữ được 1 tháng mà không giảm tác dụng đối với các loại insulin sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp DNA.

SAU KHI GẮN KIM ĐỂ TIÊM INSULIN KHÔNG NÊN BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH, MÀ CHỈ CẦN ĐỂ Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG !

Nếu insulin để ở nhiệt độ > 30 độ C sẽ giảm tác dụng.

Luôn cố gắng giữ insulin trong môi trường thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Nếu dùng đá lạnh cần chú ý không được làm đông lạnh insulin.

Không được để trong ngăn đá làm hỏng insulin.

4. Các loại insulin hiện có tại Việt Nam:

Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn

– Aspart (Novo rapid)
– Lispro (Humalog rapid)
– Glulisine (Apidra)

Insulin người tác dụng nhanh, ngắn

Regular Insulin- Insulin thường
Insulin người tác dụng trung bình, trung gian NPH Insulin
Insulin analog tác dụng chậm, kéo dài
– Insulin Glargine (Lantus U 100)
– Insulin Detemir (Levemir)
– Insulin Degludec (Tresiba)

Insulin trộn, hỗn hợp

– 70% insulin isophane/30% Insulin hòa tan (Insulin Mixtard 30)
– 70% NPL/30% Lispro (Humalog 70/30)
– 75% NPL/25% Lispro (Humalog 70/30)
– 50% NPL/50% Lispro (Humalog 50/50)
– 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan (Novomix 30)
– 70% insulin Degludec/30% insulin Aspart (Ryzodeg)

Cách tiêm và bảo quản insulin

Các slide sẽ tự chuyển sau 30 giây:

  • Cách bảo quản insulin
  • Cách tiêm insulin ( lọ) bằng kim tiêm
  • Cách tiêm insulin bằng bút
  • Vị trí tiêm insulin
  • Các biến chứng do tiêm insulin

Tham khảo: Cách chỉnh liều insulin

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỂN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
24/08/2023

Categories: Đái tháo đường thai kỳ, Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Điều trị đái tháo đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Biến chứng của tăng đường huyết cấp

Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, xuất hiện các triệu chứng tăng đường …

Nội dung bài viết vềCác triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm

Điều trị đái tháo đường type 2 với insulin

ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BẰNG INSULIN – Insulin Therapy

Điều trị đái tháo đường type 2 bằng insulin có thể được chỉ định sớm hay phối hợp với thuốc uống, …

Nội dung bài viết vềĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BẰNG INSULIN – Insulin Therapy

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y Tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ y tế

Phác đồ điều trị tiểu đường, đái tháo đường type 2 của Bộ Y Tế ban hành cuối năm 2020. Đây là …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ y tế

Phương pháp đĩa thức ăn

Hướng dẫn bữa ăn theo phương pháp đĩa thức ăn

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì? Ăn như thế nào ? Với phương pháp đĩa thức ăn - Plate Method sẽ giúp …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn bữa ăn theo phương pháp đĩa thức ăn

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com