• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng cấp/Hướng dẫn xử trí hạ đường huyết
Hạ đường huyết: chẩn đoán, xử trí

Hướng dẫn xử trí hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính, rất thường xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị.

Phát hiện sớm các triệu chứng giúp hạn chế diễn tiến tới hạ đường huyết nặng, có thể gây hôn mê, tử vong.

Nội dung

  • KHI NÀO CHẨN ĐOÁN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
    • Có triệu chứng hạ đường huyết
    • Đường huyết đo được < 70 mg/dl
    • Các triệu chứng cải thiện sau khi ăn hay uống thực phẩm chứa carbohydrate
  • MỨC ĐỘ HẠ ĐƯỜNG: NHẸ, TRUNG BÌNH HAY NẶNG
    • Hạ đường mức độ NHẸ
    • Hạ đường mức độ TRUNG BÌNH
    • Hạ đường mức độ NẶNG
  • XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO ?
    • Thức ăn tương đương 15g Carbohydrate :
  • HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

KHI NÀO CHẨN ĐOÁN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Chẩn đoán hạ đường huyết dựa vào tam chứng Whipple ( Whipple’s triad):

Có triệu chứng hạ đường huyết

Tuỳ theo từng bệnh nhân mà các triệu chứng hạ đường có thể sẽ khác nhau.
Các triệu chứng bao gồm:

Triệu chứng hạ đường huyết
  • Đói
  • Run tay, nhịp tim nhanh
  • Đỗ mồ hôi
  • Tê ở môi hay tay chân
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Nhìn mờ, giảm thị lực, hoa mắt
  • Dễ cáu gắt, giận dữ
  • Lừ dừ, buồn ngủ
  • Lơ mơ, hôn mê

Đường huyết đo được < 70 mg/dl

Chỉ dựa vào các triệu chứng chưa đủ để xác định có hạ đường huyết hay không.
Bệnh nhân cần thử đường huyết.
Nghĩ đến hạ đường huyết khi kết quả đường huyết < 3.9 mmol/L hay đường huyết < 70 mg/dl.

Các triệu chứng cải thiện sau khi ăn hay uống thực phẩm chứa carbohydrate

Tiêu chuẩn thứ 3 để xác định chẩn đoán bên cạnh 2 tiêu chuẩn trên là các triệu chứng hạ đường của bệnh nhân sẽ mất đi hay giảm rỏ rệt sau khi ăn hay uống thực phẩm giúp tăng đường.

Để chẩn đoán hạ đường huyết bạn cần cả 3 tiêu chuẩn trên.

BÀN LUẬN:

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng hạ đường huyết và các triệu chứng giảm đi sau khi ăn hay uống nước đường… sẽ không chính xác.

Vì có những trường hợp bệnh nhân đường huyết rất cao, ví dụ 300 mg/dl, sau khi điều trị, ĐƯỜNG HUYẾT hạ nhanh, chỉ cần đường huyết hạ tới 150 mg/dl là bệnh nhân đã có triệu chứng hạ đường huyết, và sau khi ăn các triệu chứng cũng cải thiện. Tuy nhiên đây không phải là hạ đường huyết mà là do giảm biên độ đường huyết nhanh.

MỨC ĐỘ HẠ ĐƯỜNG: NHẸ, TRUNG BÌNH HAY NẶNG

Chúng ta cần đánh giá mức độ hạ đường huyết của bệnh nhân để xử trí cho phù hợp

Hạ đường mức độ NHẸ

Bệnh nhân chỉ có các triệu chứng về thần kinh tự chủ như:

  • Vã mồ hôi
  • Run tay
  • Hồi hộp,
  • Lo lắng, căng thẳng
  • Đói
  • Buồn nôn
  • Châm chích

Và, bệnh nhân vẫn có khả năng tự xử trí được. Như đi lấy thức ăn hay tìm nước ngọt để uống…

Thử đường huyết cho thấy đường Glucose < 70 mg/dl hay 3.9 mmol/L

Hạ đường mức độ TRUNG BÌNH

Bệnh nhân có thể có cả các triệu chứng thần kinh tự chủ như trên và các triệu chứng thần kinh trung ương như:

  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Khó tập trung
  • Đau đầu
  • Nói khó
  • Lừ đừ, ngủ gà…

Thường mức đường huyết đo được thấp hơn 54 mg.dl hay < 3 mmol/L

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có khả năng tự xử trí được. Như đi lấy thức ăn hay tìm nước ngọt để uống…

Hạ đường mức độ NẶNG

Bệnh nhân có thay đổi tri giác: Lơ mơ, hôn mê

Xử trí hạ đường huyết nặng

Bạn không được tự xử trí hạ đường mức độ nặng tại nhà.

Hạ đường huyết mức độ nặng phải được xử trí tại Bệnh viện.

XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Xử trí biến chứng hạ đường huyết nên tuân theo ” qui tắc 15″:

Xử trí hạ đường huyết theo quy tắc 15

1. Ăn hay uống thực phẩm chứa 15gr Carbohydrate có tác dụng nhanh để giúp tăng đường huyết nhanh. Ví dụ nước ngọt, kẹo, viên đường…

2. Đợi 15 phút

3. Đo lại đường huyết

Nếu đường huyết vẫn < 70 mg/dl hay 3.9 mmol/L. Lập lại các bước trên từ 1 đến 3.

Ở trẻ nhỏ, khởi đầu 10g carbonhydrate.

Vì đường glucose trong máu có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường trong máu mỗi 60 phút sau khi điều trị.

Thức ăn tương đương 15g Carbohydrate :

  • 2 hay 3 viên đường
  • 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào
  • 1/2 ly nước ngọt
  • 1 ly sữa
  • 5 hay 6 viên kẹo
  • 1 hay 2 muỗng café đường hay mật ong
  • 15 ml # 3 muỗng café dung dịch đường hay 3 gói đường hòa tan trong 1 cốc nước
  • 175 ml # ¾ cốc nước nước trái cây hay nước ngọt
  • 15 ml # 1 muỗng canh mật ong.

Sữa và nước cam làm tăng đường huyết chậm hơn

Glucose dạng gel làm tăng đường khá chậm (< 18 mg/dl sau 20 phút) và phải nuốt để có hiệu quả tốt nhất.

Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế alpha-glucosidase (ví dụ như Glucobay…) phải sử dụng đường viên hay sữa hay mật ong để điều trị.

Vì thuốc này làm giảm hấp thu Carbohydrate vào máu.

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Tiêm insulin và uống thuốc điều trị tiểu đường đúng liều lượng và đúng thời điểm.
  • Bữa ăn: không bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm insulin phải phù hợp với bữa ăn.
  • Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục nhiều hơn bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động
  • Rượu: Uống rượu, đặc biệt khi dạ dày trống có thể gây tuột đường, thậm chí kéo dài tới 1 hay 2 ngày sau . Nếu uống rượu luôn luôn ăn thức ăn
  • Điều trị đái tháo đường: Điều trị đái tháo đường tích cực.
    Việc cố giữ mức đường trong máu gần bình thường để tránh các biến chứng lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường.
  • Bệnh nhân phải để ý nhận biết những dấu hiệu đường huyết thấp để có thể xử trí sớm.

Nguồn: Hypoglycemia

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
26/01/2022

Categories: Biến chứng cấp, Biến chứng đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus

    Cách sử dụng bút tiêm insulin Lantus

  • Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy

    Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy

  • Thực phẩm làm tăng đường trong máu

    Thực phẩm làm tăng đường trong máu

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com