• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Guidelines điều trị tiểu đường/Guideline ADA/ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU CẤY GHÉP TẠNG – Posttransplantation Diabetes Mellitus
Đái tháo đường sau cấy ghép tạng

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU CẤY GHÉP TẠNG – Posttransplantation Diabetes Mellitus

Đái tháo đường sau cấy ghép tạng Posttransplantation Diabetes Mellitus là một biến chứng xảy ra sau khi ghép tạng đặc, nó được xem như là một dạng đái tháo đường thứ phát.

Nội dung Ẩn
1 Khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ ADA 2022 dành cho đái tháo đường sau cấy ghép tạng:
2 Thuật ngữ đái tháo đường sau cấy ghép tạng
3 Cơ chế gây tăng đường huyết trong đái tháo đường sau cấy ghép tạng
4 Tầm soát bệnh đái tháo đường sau cấy ghép tạng
5 Điều trị đái tháo đường sau cấy ghép tạng

Khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ ADA 2022 dành cho đái tháo đường sau cấy ghép tạng:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Khuyến cáo của ADA

Sau khi cấy ghép nội tạng, tầm soát tăng đường huyết nên được thực hiện. Tốt nhất nên chẩn đoán bệnh đái tháo đường sau cấy ghép tạng khi bệnh nhân đã ổn định theo chế độ ức chế miễn dịch và không bị nhiễm trùng cấp tính. B

Nên sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống để chẩn đoán đái tháo đường sau cấy ghép tạng. B

Các phác đồ ức chế miễn dịch mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân và mảnh ghép nên được sử dụng bất kể nguy cơ đái tháo đường sau cấy ghép tạng. E

Thuật ngữ đái tháo đường sau cấy ghép tạng

Một số thuật ngữ được sử dụng trong y văn để mô tả sự hiện diện của đái tháo đường sau khi cấy ghép nội tạng.

“Đái tháo đường mới khởi phát sau khi cấy ghép tạng” (New-onset diabetes after transplantation – NODAT) là một trong những tên gọi dùng mô tả những người bị đái tháo đường mới khởi phát sau khi cấy ghép tạng. NODAT loại trừ những bệnh nhân mắc đái tháo đường trước khi cấy ghép chưa được chẩn đoán cũng như tình trạng tăng đường huyết sau cấy ghép sẽ tự khỏi vào thời điểm xuất viện.

 Một thuật ngữ khác, “bệnh đái tháo đường sau cấy ghép tạng” (posttransplantation diabetes mellitus – PTDM), mô tả sự hiện diện của đái tháo đường trong bối cảnh sau cấy ghép bất kể thời gian khởi phát đái tháo đường.

Cơ chế gây tăng đường huyết trong đái tháo đường sau cấy ghép tạng

Tăng đường huyết rất phổ biến trong giai đoạn đầu sau khi cấy ghép, gặp trong 90% ghép thận mô tạng hiến khác gen, người nhận có biểu hiện tăng đường huyết trong vài tuần đầu sau khi cấy ghép.

 Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng tăng đường huyết do căng thẳng hoặc do steroid gây ra sẽ tự hết vào thời điểm xuất viện.

 Mặc dù việc sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch là yếu tố chính góp phần gây ra đái tháo đường sau cấy ghép tạng – PTDM, nhưng nguy cơ thải ghép cao hơn nguy cơ gây đái tháo đường. Do vậy nhiệm vụ của bác sĩ điều trị đái tháo đường là kiểm soát tăng đường huyết bất kể bệnh nhân đang sử dụng loại ức chế miễn dịch nào.

Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường sau cấy ghép tạng- PTDM bao gồm cả nguy cơ bệnh đái tháo đường nói chung (chẳng hạn như tuổi tác, tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, v.v.) và các yếu tố chuyên biệt về cấy ghép, chẳng hạn như sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. 

Khuyến cáo:

Chẩn đoán đái tháo đường sau cấy ghép tạng phải được thực hiện khi bệnh nhân ổn định trong tình trạng duy trì ức chế miễn dịch và không có nhiễm trùng cấp tính.

Tầm soát bệnh đái tháo đường sau cấy ghép tạng

Trong một nghiên cứu đoàn hệ ở Iran, 19% có PTDM sau khi ghép tim và phổi (153). Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống – OGTT được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán PTDM (sau cấy ghép 1 năm).

Tăng hs-CRP trước khi cấy ghép có liên quan đến PTDM trong quá trình ghép thận.

Tuy vậy, nhưng sàng lọc bệnh nhân bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói và/hoặc A1C có thể tìm ra những bệnh nhân có nguy cơ cao cần đánh giá thêm và như vậy sẽ giúp giảm số lượng bệnh nhân cần phải thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống – OGTT.

Điều trị đái tháo đường sau cấy ghép tạng

Một số nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã báo cáo về việc sử dụng ngắn hạn và dài hạn thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường sau cấy ghép tạng – PTDM.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân cấy ghép tạng bị tăng đường huyết và đái tháo đường sau khi cấy ghép có tỷ lệ đào thải, nhiễm trùng và tái nhập viện cao hơn.

Insulin là thuốc được lựa chọn để kiểm soát tăng đường huyết, đái thá đường sau cấy ghép tạng, bệnh đái tháo đường đã có từ trước và bệnh đái tháo đường nội viện. 

Sau khi xuất viện, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường từ trước có thể quay lại chế độ điều trị như trước khi cấy ghép nếu đường huyết được kiểm soát tốt trước đó.

Các bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém hoặc đường huyết tăng kéo dài trước khi ghép tạng nên tiếp tục sử dụng insulin với việc tự theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà để xác định khi nào cần giảm liều insulin và khi nào có thể thích hợp để chuyển sang thuốc không insulin.

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định các thuốc không phải insulin là an toàn hoặc hiệu quả nhất trong điều trị đái tháo đường sau ghép tạng – PTDM. Việc lựa chọn thuốc thường được thực hiện dựa trên hồ sơ tác dụng phụ của thuốc và các tương tác có thể xảy ra với chế độ điều trị ức chế miễn dịch của bệnh nhân.

Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc do giảm độ lọc cầu thận, một biến chứng tương đối phổ biến ở bệnh nhân ghép tạng.

 Một nghiên cứu nhỏ đã báo cáo rằng metformin an toàn khi sử dụng cho những người ghép thận, nhưng tính an toàn của nó vẫn chưa được xác định trong các loại ghép tạng khác.

Thiazolidinediones đã được sử dụng thành công ở những bệnh nhân ghép gan và thận, nhưng có các tác dụng phụ như giữ nước, suy tim và loãng xương.

Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 không tương tác với các thuốc ức chế miễn dịch và đã được chứng minh là an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng nhỏ. Cần có các thử nghiệm can thiệp được thiết kế tốt để kiểm tra hiệu quả và tính an toàn của các thuốc hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường hậu ghép tạng.

Nguồn: Posttransplantation Diabetes Mellitus in Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2022

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
17/03/2022

Categories: Guideline ADATags: Các dạng đái tháo đường đặc biệt, Guideline ADA tiếng việt 2022

Bài viết bạn nên đọc:

  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

  • MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT – GLYCEMIC TARGETS

    MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT – GLYCEMIC TARGETS

  • ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

    ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.