• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Khuyến cáo về Covid 19 trên bệnh nhân đái tháo đường của IDF
Covid 19 và bệnh nhân đái tháo đường

Khuyến cáo về Covid 19 trên bệnh nhân đái tháo đường của IDF

Covid 19 tác động đến bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Nội dung Ẩn
1 Dịch bệnh Covid 19 được lây như thế nào?
2 Nếu bị nhiễm Covid-19, bệnh sẽ nặng như thế nào?
2.1 Bệnh nhân đái tháo đường là những người thuộc nhóm nguy cơ cao nếu bị nhiễm virus COVID 19.
3 Các triệu chứng Covid 19 nào có thể xuất hiện khi bị bệnh ?
4 Phải làm gì nếu có nguy cơ bị nhiễm ?
4.1 Tốt nhất, bạn không nên vội vã đến bệnh viện, để tránh lây virus cho những người khác.
4.2 Bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì khi bị nhiễm virus ?
4.3 Những quy tắc trong thời gian bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường
4.4 Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, theo dõi đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl
5 Chọn thuốc điều trị tiểu đường phù hợp khi nhiễm Covid 19
5.1 Làm thế nào để tránh virus ?

Từ cuối năm 2019, Covid 19 hay coronavirus đã được xác định là nguyên nhân gây viêm phổi ở thành phố Wuhan, dịch bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân tiểu đường.

Dịch bệnh Covid 19 được lây như thế nào?

Virus corona được lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và từ người sang người.

Giống như những bệnh về đường hô hấp khác, virus lây qua những giọt bắn của người mang mầm bệnh khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. 

  Virus có thể sống sót trong môi trường từ vài giờ đến vài ngày, và tiếp xúc trên những bề mặt này sau đó đưa lên miệng hay mũi là con đường gây lây nhiễm.

Covid bị giết bởi dung dịch chứa cồn

Nếu bị nhiễm Covid-19, bệnh sẽ nặng như thế nào? 

 Khi bị nhiễm bệnh, một số bệnh nhân không có triệu chứng, một số có triệu chứng như bị cảm nhẹ. 

 Trên một số bệnh nhân, COVID-19 có  thể gây ra những biến chứng nặng, như viêm phổi và tử vong. Đặc biệt, rất thường gặp trên những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe khác đi kèm, như trên những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính hay tăng huyết áp.

Bệnh nhân đái tháo đường là những người thuộc nhóm nguy cơ cao nếu bị nhiễm virus COVID 19. 

Các triệu chứng Covid 19 nào có thể xuất hiện khi bị bệnh ?

Người bị nhiễm COVID-19 có thể bị sốt, ho hay khó thở, cảm thấy mệt mỏi và bị đau cơ. 

Vấn đề hô hấp xảy ra khi virus tấn công và gây viêm phổi.

Các triệu chứng xuất hiện vài ngày sau khi bị nhiễm virus, thông thường sau khi tiếp xúc từ 3-7 ngày. Trên một vài bệnh nhân, các triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn, 14 – 21 ngày sau khi tiếp xúc. 

Phải làm gì nếu có nguy cơ bị nhiễm ? 

Nếu bị sốt kèm theo ho hay khó thở và có yếu tố dịch tễ có khả năng bị nhiễm COVID-19 ( nếu đã sống hay đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày trước khi bị bệnh, hay nếu đã tiếp xúc gần với người đã bị nhiễm virus), bạn nên gọi điện thoại cho nhân viên y tế để được hướng dẫn.

 Tốt nhất, bạn không nên vội vã đến bệnh viện, để tránh lây virus cho những người khác. 

Hãy gọi điện thoại đến Trung tâm phòng chống bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm. Số điện thoại 08.6957 7133

Nếu bạn được khuyến cáo phải vào bệnh viện, bạn bắt buộc phải đeo khẩu trang. Nhân viên y tế sẽ sắp xếp cho bạn lối đi riêng, ít tiếp xúc người khác đồng thời có phòng khám thích hợp và an toàn cho bạn. 

Xét nghiệm mẫu dịch từ mũi hay họng sẽ cho biết bạn bị nhiễm virus hay không.

Hiện nay, chưa có điều trị nào đặc hiệu cho COVID-19, đa số trường hợp bệnh nhẹ, tự khỏi. Chỉ có một số ít bệnh nhân cần nhập viện để điều trị hỗ trợ.

Quan trọng là những người bị nhiễm virus và những người mà họ đã tiếp xúc cần phải được cách ly để tránh lây lan cho cộng đồng. 

Bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì khi bị nhiễm virus ? 

Những người mắc bệnh đái tháo đường ( bệnh tiểu đường )nên lên kế hoạch trước những việc cần làm trước khi mắc bệnh.

 Bao gồm số điện thoại liên lạc nhân viên y tế và đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị cũng như trang thiết bị cần thiết để theo dõi đường huyết tại nhà.

 Bệnh nhân đái  tháo đường bị nhiễm virus sẽ thấy rằng việc kiểm soát đường huyết sẽ tệ đi trong thời gian bị bệnh. 

 Bệnh nhân nên thực hành ” Những quy tắc trong thời gian bị bệnh” được khuyến cáo cho bất cứ tình huống stress nào để cải thiện đường huyết. 

 Bệnh nhân nhanh chóng liên hệ nhân viên y tế để được hướng dẫn cách tự theo dõi đường huyết tại nhà, cung cấp đầy đủ thuốc điều trị ( đặc biệt là insulin) và điều chỉnh thuốc cũng như chế độ ăn. 

Những quy tắc trong thời gian bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường

  • Uống nước đầy đủ
  • Theo dõi đường huyết
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể
  • Nếu đang tiêm insulin, cần theo dõi thể keton;
  • Tuân thủ các khuyến cáo của nhân viên y tế

Uống thuốc điều trị đái tháo đường như thường lệ. Nếu đang uống Metformin, có thể bạn sẽ được khuyến cáo tạm ngưng nếu bị nhiễm trùng nặng hay bị mất nước.

Trong trường hợp đó, sẽ cần thay Metformin bằng nhóm thuốc khác

– Không được ngừng tiêm insulin. Thông thường, liều insulin khi bị bệnh có thể phải tăng thêm để kiểm soát đường huyết

– Uống nhiều nước và cố gắng duy trì chế độ ăn bình thường

– Theo dõi cân nặng mỗi ngày. Nếu cân nặng giảm trong khi vẫn duy trì chế độ ăn uống hàng ngày có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết

– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng và tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Uống đầy đủ dịch – 120 tới 180 ml mỗi  30 phút để đề phòng mất dịch 

– Tự theo dõi đường huyết tại nhà:

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, theo dõi đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, theo dõi đường huyết 2 lần mỗi ngày,  cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl. 

Kiểm tra ngay khi có bất cứ triệu chứng nào sau đây: 

  • Khát nước, uống nhiều hay khô miệng
  • Sụt cân
  • Tiểu nhiều
  • Mệt mỏi

Bạn nên download Hướng dẫn của IDF kiểm soát đái tháo đường trong thời gian bị bệnh. (pdf, 800KB).

Chọn thuốc điều trị tiểu đường phù hợp khi nhiễm Covid 19

Khi bị nhiễm Covid 19, bệnh nhân tiểu đường cần xem xét đánh giá lại các loại thuốc hạ đường huyết đang điều trị để thay đổi cho phù hợp với tình trạng nhiễm Covid-19

Thuốc tiểu đường khi bị nhiễm Covid 19

Làm thế nào để tránh virus ?

Thực hiện các biện pháp đơn giản, hợp lý sau trong cuộc sống hàng ngày để tránh lây nhiễm virus:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hay sử dụng dung dịch rửa tay chứa cồn, đặc biệt trước khi ăn và sau khi ở nơi công cộng
  • Không dùng chung thức ăn, dụng cụ, mắt kính và khăn.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Nếu ai đó bị bệnh, ho hoặc hắt hơi, hãy tránh xa.
  • Nếu bạn bị bệnh, có các triệu chứng hô hấp, hãy ở nhà và thông báo cho nhân viên y tế.
  • Khi hắt hơi hoặc ho, che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc bằng khuỷu tay. Ném khăn giấy vào thùng
  • Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã và động vật nuôi.

Tổ chức sức khỏe Thế giới – World Health Organization khuyến cáo nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên giúp tránh lây lan bệnh.

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
23/07/2020

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Kiến thức bệnh đái tháo đườngTags: Covid 19

Bài viết bạn nên đọc:

  • Khoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

    Khoai lang ít tăng đường glucose do vậy có thể là thực phẩm bổ ích cho người tiểu đường

  • Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

  • Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin cartridge

    Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin cartridge

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.