• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị online
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2/Thuốc uống điều trị tiểu đường: Sitagliptin
Nhóm thuốc tiểu đường Sitagliptin: Januvia

Thuốc uống điều trị tiểu đường: Sitagliptin

Nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường Sitagliptin thuộc nhóm ức chế DPP 4.

Tên biệt dược: sitagliptin
Tên thương mại: Januvia
Trình bày :

  • Viên 25 mg – hồng, tròn, viên nén bao phim
  • Viên 50 mg – ánh sáng màu be, tròn, viên nén bao phim
  • Viên 100 mg – màu be, tròn, viên nén bao phim

Sitagliptin thuộc nhóm ức chế men DPP 4, là một loại thuốc thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – đái tháo đường type 2 giúp kiểm soát đường trong máu. Nó điều hòa sự sản xuất insulin của cơ thể sau khi ăn.

 Là thuốc thế hệ đầu tiên thuộc nhóm ức chế men DPP 4 (DPP-4 inhibitors hay gliptins). Thuốc được FDA chấp thuận vào năm 2006.

Nội dung bài viết Ẩn
1 Cơ chế gây hạ đường huyết của nhóm thuốc ức chế men DPP 4 như sau:
1.1 Thông tin quan trọng về Januvia
1.2 Đơn trị liệu và phối hợp điều trị
2 Chống chỉ định
2.1 Liều dùng của Januvia
2.2 Sử dụng đồng thời với thuốc nhóm Sulfonylurea
2.3 Tác dụng phụ
2.4 Ảnh hưởng của thuốc khác đối với Januvia?
2.5 Nếu quên uống thuốc:
2.6 Nếu Uống thuốc quá liều Sitagliptin:

Cơ chế gây hạ đường huyết của nhóm thuốc ức chế men DPP 4 như sau:

Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế DPP 4
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ỨC CHẾ DPP-4

Glucagon được tiết ra từ tế bào alpha của tuyến tụy có tác dụng làm tăng glucose trong máu.

Nhờ ức chế men DPP 4, nống độ incretin trong máu tăng lên, hormon này sẽ ức chế sự tiết glucagon và vì vậy giúp hạ đường huyết.

Januvia được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin).

Đôi khi nó được sử dụng kết hợp với các thuốc đái tháo đường khác, nhưng không dùng để điều trị bệnh đái tháo đường type 1.

Thông tin quan trọng về Januvia

  • Không sử dụng Januvia nếu bạn bị dị ứng với sitagliptin hoặc nếu bạn đang ở trong nhiễm cê-ton do đái tháo đường.
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh thận, đang chạy thận nhân tạo, hoặc nếu bạn có tiền căn viêm tụy.
  • Nếu đang có thai hay dự định có thai hãy báo cho bác sỹ biết
  • Thuốc không biết có qua sữa mẹ hay không do đó không nên uống thuốc khi cho con bú
  • Có thể uống thuốc khi đói hay sau ăn
  • Cần phối hợp với chế độ ăn do Đái tháo đường và hoạt động thể lực
  • Ngưng Januvia và báo cho bác sĩ ngay nếu bạn bị đau thượng vị lan đến lưng, buồn nôn và ói mửa, ăn mất ngon, hoặc nhịp tim nhanh.
  • Januvia chỉ là một phần của quá trình điều trị bao gồm : chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát trọng lượng, và phối hợp các thuốc khác. Điều quan trọng là uống thuốc thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

Đơn trị liệu và phối hợp điều trị

Thuốc được chỉ định như là thuốc điều trị hổ trợ cho chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện đường huyết ở người lớn bị bệnh đái tháo đường type 2.

Sitagliptin thuộc nhóm ức chế DPP 4, có thể phối hợp với tất cả các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác.

Chống chỉ định

JANUVIA không được sử dụng ở bệnh nhân tiểu đường type 1 hoặc điều trị nhiễm ketoacid, vì thuốc sẽ không có hiệu quả trong các trường hợp này.

Thuốc không được nghiên cứu kết hợp với insulin.

Không được nghiên cứu ở những bệnh nhân có tiền sử viêm tuỵ.

Liều dùng của Januvia

Liều khuyến cáo của JANUVIA là 100 mg mỗi ngày một lần.

Có thể uống JANUVIA khi đói hay sau ăn.

  • Đối với bệnh nhân suy thận
    Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ (thanh thải creatinine [CrCl] ≥ 50 ml / phút, tương ứng với mức creatinine huyết thanh ≤ 1,7 mg / dL ở nam giới và 1,5 mg ≤ / dL ở phụ nữ), không cần điều chỉnh liều.
  • Đối với bệnh nhân suy thận vừa phải (CrCl ≥ 30 đến <50 phút / mL, tương ứng với mức creatinine huyết thanh của> 1,7 đến ≤ 3,0 mg / dL ở đàn ông và > 1,5 ≤ 2,5 mg/dL ở phụ nữ), liều JANUVIA là 50 mg mỗi ngày một lần.
  • Đối với bệnh nhân suy thận nặng (CrCl dưới 30 ml / phút, tương ứng với mức creatinine huyết thanh của> 3,0 mg / dL ở đàn ông và mg> 2,5 / dL ở phụ nữ) hoặc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo hoặc chạy thẩm phân phúc mạc, liều lượng của sitagliptin là 25 mg mỗi ngày một lần.
    Thuốc có thể được uống mà không quan tâm đến thời gian chạy thận nhân tạo.

Bởi vì việc chỉnh liều thuốc dựa trên chức năng thận, do đó đánh giá chức năng thận được khuyến cáo trước khi bắt đầu điều trị bằng JANUVIA và định kỳ sau đó.

Sử dụng đồng thời với thuốc nhóm Sulfonylurea

Khi JANUVIA được sử dụng kết hợp với sulfonylurea, giảm liều sulfonylurea là cần thiết để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Tác dụng phụ

Cần cấp cứu nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.

Ngưng dùng Januvia và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:
• Viêm tuỵ : đau vùng thượng vị lan rộng đến lưng, buồn nôn và ói mửa, ăn mất ngon, nhịp tim nhanh; hoặc
• Sốt, đau họng, và đau đầu trầm trọng, nổi mẩn đỏ da.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
• Sổ hoặc nghẹt mũi, đau họng;
• Đau đầu; hoặc
• Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Ảnh hưởng của thuốc khác đối với Januvia?

Trước khi uống Januvia, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang uống digoxin .

Mặc dù Januvia không gây hạ đường huyết như một số thuốc điều trị Đái tháo đường khác, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc khác có thể có khả năng giảm đường trong máu, như:

  • Probenecid (Benemid);
  • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs);
  • Aspirin hay các thuốc salicylat khác (bao gồm cả Pepto-Bismol);
  • Thuốc nhóm Sulfa (Bactrim và những thuốc khác);
  • Một chất ức chế monoamine oxidase (MAOI); hoặc
  • Thuốc ức chế beta .

Nếu quên uống thuốc:

Uống ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu khi nhớ ra mà gần với thời gian uống liều tiếp theo thì hãy uống liều tiếp theo.

Nhưng đừng dồn liều thuốc quên uống và liều thuốc tiếp theo làm một nhé.

Nếu Uống thuốc quá liều Sitagliptin:

Có thể cần phải cấp cứu nếu uống quá liều.

Khi uống quá liều có thể gây hạ đường huyết, các triệu chứng báo hiệu bao gồm : đói, nhức đầu, nhầm lẫn, khó chịu, buồn ngủ, suy nhược, chóng mặt, kích động, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, co giật, ngất, hoặc hôn mê.

  • Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Twitter
  • Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Facebook
  • Chia sẻ qua Email Chia sẻ qua Email

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
13/08/2020

Chuyên mục: Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2

Bài viết bạn nên đọc:

  • Thuốc uống điều trị tiểu đường: Repaglinide

    Thuốc uống điều trị tiểu đường: Repaglinide

  • Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

    Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

  • Thuốc sulfonylureas: nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường

    Thuốc sulfonylureas: nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660