• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Điều trị tăng đường huyết sau ăn
Điều trị tăng đường huyết sau ăn

Điều trị tăng đường huyết sau ăn

Tăng đường huyết sau ăn rất thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, cần điều trị tăng đường huyết sau ăn.

Nguyên nhân tăng đường huyết sau ăn có thể do những lý do sau:

1. Rối loạn pha tiết insulin sau ăn
2. Thói quen ăn nhiều carbohydrate
3. Tăng glucagon

 Chúng ta điều biết rằng, biến chứng do đái tháo đường tương quan với chỉ số HbA1c. Nếu HbA1c>7%, bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các biến chứng sau này.

Chỉ số HbA1c cao hay thấp là do sự đóng góp của cả đường huyết đói và đường huyết sau ăn.
 HbA1c < 8,4%: đường huyết sau ăn đóng góp nhiều hơn đường huyết đói, trong khi đó HbA1c >8,4%: đường huyết đói đóng góp vào chỉ số HbA1c nhiều hơn.

Tăng đường huyết sau ăn đóng góp vào HbA1c
Nội dung bài viết Ẩn
1 Tăng đường huyết sau ăn sẽ gây nên những hậu quả gì ?
2 Điều trị tăng đường huyết sau ăn như thế nào?
2.1 Đường huyết sau ăn: đo sau khi ăn 1- 2 giờ.
2.2 Mục tiêu điều trị:
2.3 Việc ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn giúp điều trị tăng đường huyết sau ăn hiệu quả.
2.4 Thuốc tiểu đường giúp điều trị tăng đường sau ăn
2.5 1. Nhóm thuốc ức chế α glucosidase
2.6 2. Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 ( DPP-4)
2.7 3. Nhóm thuốc Glinides
2.8 4. Thuốc GLP-1 analog
2.9 5. Thuốc Insulin

Tăng đường huyết sau ăn sẽ gây nên những hậu quả gì ?

Cần điều trị tăng đường huyết sau ăn để kiểm soát HbA1c
Tăng đường huyết sau ăn làm tăng HbA1c và biến chứng tiểu đường

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tăng đường huyết sau ăn liên hệ mật thiết với các nguy cơ và biến cố tim mạch.

Ngoài ra tăng đường huyết sau ăn cũng liên quan đến các biến chứng võng mạc mắt, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tuỵ và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi.

Ngoài ra, tăng đường huyết sau ăn còn là thủ phạm gây ra những stress oxi hoá, phản ứng viêm, rối loạn chức năng nội mạc, giảm thể tích và dòng máu nuôi cơ tim.

Điều trị tăng đường huyết sau ăn như thế nào?

Để tránh những biến chứng do đái tháo đường, bệnh nhân phải được kiểm soát cả đường huyết đói lẫn đường huyết sau ăn.

Có một thực tế trong điều trị trên lâm sàng hiện nay là rất nhiều Bác sĩ ( và cả bệnh nhân ) chỉ quan tâm tới đường huyết đói, điều này là cần thiết nhưng chưa đủ.

Đường huyết sau ăn: đo sau khi ăn 1- 2 giờ.

Mục tiêu điều trị:

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA: đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dl
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới – IDF: đường huyết sau ăn < 160 mg/dl

Để kiểm soát đường huyết sau ăn, bệnh nhân vận động, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân năng cơ thể hợp lý.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chọn thức ăn có chỉ số đường thấp ( Glycaemic index). Để biết thức ăn nào có chỉ số đường thấp, trung bình hay cao bạn cần tư vấn Bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ Nội Tiết.

Việc ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn giúp điều trị tăng đường huyết sau ăn hiệu quả.

Nếu bạn không thể ăn nhiều rau, bạn cần phải bổ sung những sản phẩm giàu chất xơ khác.

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn, những nhóm thuốc điều trị đái tháo đường sau giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả

Thuốc tiểu đường giúp điều trị tăng đường sau ăn

1. Nhóm thuốc ức chế α glucosidase

Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu, do vậy giúp giảm đường huyết sau ăn.

2. Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 ( DPP-4)

Nhóm thuốc này giảm đường huyết nhờ cơ chế ức chế men DDP-4.

Thuốc kéo dài thời gian hoạt động của hormone GLP-1,

Hormone GLP-1 giúp tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon do vậy giảm cả đường huyết đói lẫn đường huyết sau ăn.

3. Nhóm thuốc Glinides

Nhóm thuốc glinide có cơ chế hạ đường huyết tương tự như nhóm sulfonylureas nhưng vị trí tác dụng khác nhau.

Thuốc có thời gian tác dụng ngắn, chỉ khoảng 1-2 giờ do đó khi uống cùng với bữa ăn sẽ giúp hạ đường huyết sau ăn.

4. Thuốc GLP-1 analog

Hormone GLP-1 được tiết ra từ ruột có tác dụng kích thích tế bào β tuỵ tiết insulin và ức chế tế bào α tuyến tuỵ tiết glucagon. GLP-1 analog là thuốc hoạt động theo cơ chế trên, giúp giảm đường huyết sau ăn, làm chậm trống dạ dày, giảm cân…

5. Thuốc Insulin

Một số loại insulin có tác dụng nhanh, ngắn được sản xuất giúp điều trị tăng đường huyết sau ăn:
– Insulin Regular
– Insulin analog: Aspart, Lispro, glulisine
Tóm lại:

  • Tăng đường huyết sau ăn liên quan đến rất nhiều biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường.
  • Việc kiểm soát đường huyết phải bao gồm cả đường huyết đói, đường huyết sau ăn và HbA1c.
  • Để kiểm soát đường huyết sau ăn cần tới chế độ ăn hợp lý và chọn lựa thuốc điều trị thích hợp.
  • Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Twitter
  • Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Facebook
  • Chia sẻ qua Email Chia sẻ qua Email

Tham khảo: Postprandial Hyperglycemia

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
01/07/2020

Chuyên mục: Điều trị đái tháo đường, Guidelines điều trị tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

    Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

  • Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

    Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

  • Lợi ích của hoạt động thể lực đối với bệnh nhân đái tháo đường

    Lợi ích của hoạt động thể lực đối với bệnh nhân đái tháo đường

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660