• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị online
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/10 điều bệnh nhân tiểu đường nên biết
Bệnh nhân tiểu đường nên biết

10 điều bệnh nhân tiểu đường nên biết

Bệnh nhân tiểu đường nên biết những điều gì sau khi phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường ?

Khi bị bệnh tiểu đường, dù bạn có buồn, thất vọng hay như thế nào thì cũng phải sống với nó đến trọn đời.

Bệnh nhân tiểu đường nên biết 10 điều cơ bản để sống vui vẻ, khỏe mạnh :

Nội dung bài viết Ẩn
1 1. Bệnh nhân tiểu đường nên biết những chỉ số sau:
1.1 A. Hemoglobin A1c.
1.2 B. – Béo phì – BMI: Chỉ số khối cơ thể
1.3 Tính BMI của bạn
2 2. Bệnh nhân tiểu đường nên biết tự theo dõi đường huyết
2.1 Các thời điểm bệnh nhân nên tự đo đường huyết:
3 3. Khám bác sĩ nhãn khoa.
4 4. Khám nha sỹ
5 5. Bệnh nhân tiểu đường nên biết cách tự khám bàn chân của mình mỗi ngày.
6 6. Bệnh nhân tiểu đường nên biết tất cả các loại thuốc đang uống
7 7. Thực hiện chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường
8 8. Tập thể dục là một phần trong “công cuộc” kiểm soát bệnh tiểu đường.
9 9. Hãy đến khám bác sĩ với một danh sách.
10 10. Giảm stress

1. Bệnh nhân tiểu đường nên biết những chỉ số sau:

Những chỉ số này rất quan trọng, là kết quả của quá trình điều trị. Chúng ta có điều trị tốt hay không? Sau này có biến chứng hay không là từ những chỉ số này đây

A. Hemoglobin A1c.

Xét nghiệm HbA1c cho chúng ta biết kết quả của đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó. Nó quan trọng hơn nhiều so với xét nghiệm Glucose máu (đường máu).  

Bởi vì, nó tương quan với tỉ lệ biến chứng do tiểu đường. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy: HbA1c < 7% giảm đáng kể các biến chứng do tiểu đường.

Ngay cả việc quyết định thay đổi thuốc điều trị hay không cũng phải dựa vào chỉ số này.
Do vậy, mỗi 3 tháng bệnh nhân tiểu đường phải làm xét nghiệm này.

B. – Béo phì – BMI: Chỉ số khối cơ thể

Bạn có biết là tỷ lệ bệnh tiểu đường đã tăng nhanh trong hơn ba mươi năm qua là có liên quan đến tăng cân. Hầu hết chúng ta sống trong một môi trường có quá nhiều thức ăn và quá ít cơ hội để tập thể dục, và theo dõi trọng lượng là một cách quan trọng để nhắc nhở mình.

Hai chỉ số liên quan đến thừa cân, béo phì là: BMI – chỉ số khối lượng cơ thể và chu vi vòng eo, trong đó đặc biệt chú ý đến khu vực quan trọng của chất béo ở vùng bụng. Mỡ quanh vùng bụng, nhất là mỡ nội tạng đặc biệt có hại cho bệnh tiểu đường.

Tính BMI của bạn

TÍNH CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ BMI

C. – Cholesterol:

Cholesterol có nhiều loại: HDL : là Cholesterol tốt, còn LDL là Cholesterol xấu.

Những cholesterol xấu gây ra những mãng xơ vữa trên thành mạch máu.

Khi bị tiểu đường, các mạch máu có xu hướng dễ bị tổn thương nhất.

Nếu LDL- cholesterol cùng tăng cao trong bệnh tiểu đường sẽ nhanh chóng gây ra những biến chứng về tim mạch, mạch máu cho bạn, như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, loét chân, suy thận…

Ngoài cholesterol ra, triglyceride cũng phải được quan tâm, đứng hạng thứ nhì về mức độ ưu tiên điều trị sau LDL-cholesterol.

Do đó cần theo dõi mỡ máu và điều trị tích cực cùng với điều trị bệnh tiểu đường

D. Huyết áp.

Bệnh tiểu đường thường rất đi kèm với tăng huyết áp. Điều trị huyết áp rất quan trọng, nó giảm các biến chứng liên quan đến tim mạch, thận, mắt.

Theo khuyến cáo, huyết áp bệnh nhân tiểu đường nên < 140/90 mmHg.

E. Bệnh nhân tiểu đường nên biết đến các xét nghiệm chức năng thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ đường trong máu, và suy thận là một trong các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm quan trọng nhất là đo creatinine máu và microalbumin trong nước tiểu, nhằm phát hiện sớm biến chứng suy thận do tiểu đường

2. Bệnh nhân tiểu đường nên biết tự theo dõi đường huyết

Tự theo dõi đường huyết tại nhà rất quan trọng.

Bệnh nhân nên có 1 máy thử đường huyết cá nhân, tự đo đường huyết, giúp bệnh nhân phát hiện hạ đường huyết, đường huyết tăng quá cao, biết những thức ăn nào gây tăng đường huyết quá mức, đo khi tập thể dục…

Các thời điểm bệnh nhân nên tự đo đường huyết:

  • Lúc đói, trước ăn: đường huyết nên < 130 mg/dl
  • Sau ăn 1- 2 giờ: đường huyết nên < 180 mg/dl
  • Trước khi đi ngủ: đường huyết nên < 160 mg/dl
  • Trước khi tập thể dục: Không nên thấp hơn 100 mg/dl

3. Khám bác sĩ nhãn khoa.

Ít nhất mỗi năm bệnh nhân tiểu đường nên khám mắt một lần.

Trong đó soi đáy mắt bởi bác sỹ nhãn khoa có kinh nghiệm hay chụp mạch huỳnh quang võng mạc là việc bắt buộc phải thực hiện nhằm phát hiện sớm biến chứng mắt do tiểu đường.

4. Khám nha sỹ

Vấn đề răng miệng và viêm nướu rất thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường, do đó mỗi năm 2 lần, bệnh nhân phải tới gặp nha sỹ để kiểm tra.

5. Bệnh nhân tiểu đường nên biết cách tự khám bàn chân của mình mỗi ngày.

Loét chân là một trong nguyên nhân thường gặp gây cắt cụt chân trên bệnh nhân tiểu đường.

Việc phát hiện các vết thương nhỏ ở bàn chân sẽ giúp điều trị kịp thời tránh cắt cụt chân.

Bạn đừng nghĩ rằng nếu có vết thương thì mình phải biết vì nó gây đau đớn.

Điều đó có thể không xảy ra trên bệnh nhân tiểu đường, vì bệnh nhân mất cảm giác đau.

Bệnh nhân tiểu đường nên biết cách chăm sóc bàn chân, chọn giày hợp lý là cách phòng ngừa cắt cụt chi hiệu quả nhất

6. Bệnh nhân tiểu đường nên biết tất cả các loại thuốc đang uống

Có bệnh nhân tiểu đường có thể chỉ uống 1 hoặc 2 loại thuốc, nhưng có bệnh nhân uống rất nhiều thuốc.

Do vậy bệnh nhân nên tìm hiểu về các loại thuốc điều trị tiểu đường và cả insulin.

Bệnh nhân nên biết cách uống thuốc đúng cách, cách tiêm insulin để kiểm soát đường huyết và tránh biến chứng, tác dụng phụ.

7. Thực hiện chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường

Đây là một chủ đề rất lớn – bệnh nhân phải học cách ăn uống hợp lý. Cần có bác sỹ hướng dẫn theo đúng phương pháp.

Hiện nay có rất nhiều thông tin sai về chế độ ăn, về thực phẩm chức năng…được truyền miệng hay trên mạng internet.

Nếu bạn không có phương pháp dinh dưỡng hợp lý sẽ không bao giờ kiểm soát được đường huyết.

8. Tập thể dục là một phần trong “công cuộc” kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tập thể dục giúp hạ đường huyết, huyết áp, mỡ máu, ngừa loãng xương, tăng sức khỏe tim mạch, làm tinh thần phấn chấn, giảm cân…Do vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất 45 phút mỗi ngày.

9. Hãy đến khám bác sĩ với một danh sách.

Hãy tận dụng tối đa thời gian với các bác sĩ, nên viết ra trước một số câu hỏi.

Nếu cần thời gian nhiều hơn để tư vấn, bạn nên tham gia các câu lạc bộ đái tháo đường, ở đó bác sỹ sẽ có thời gian để trả lời nhiều câu hỏi của bạn hơn.

Cách khác, bạn có thể đặt câu hỏi trên phòng mạch trực tuyến của website https://daithaoduong.com, tôi sẽ trả lời cho bạn

10. Giảm stress

Bạn có biết là lo lắng, mất ngủ, stress… sẽ làm gia tăng đường huyết một cách đáng kể dù bạn đã uống thuốc, tập thể dục và thực hiện chế độ ăn rất tốt hay không?

Yoga giảm stress
GIẢM TRESS , VUI SỐNG LÀNH MẠNH

Do vậy, hãy quẳng gánh lo âu và vui sống.

Đây chỉ là 10 vấn đề cơ bản bệnh nhân tiểu đường nên biết để có thể sống khỏe với bệnh tiểu đường.

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
24/04/2022

Chuyên mục: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Rượu bia ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

    Rượu bia ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

  • Có nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?

    Có nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?

  • Thực phẩm làm tăng đường trong máu

    Thực phẩm làm tăng đường trong máu

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660