• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Hướng dẫn tự thử đường huyết tại nhà
Tự thử đường huyết tại nhà

Hướng dẫn tự thử đường huyết tại nhà

Hướng dẫn tự thử đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân theo dõi đường huyết, tự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, phát hiện hạ đường huyết hay tăng đường huyết….

Bắt đầu sử dụng máy đo đường huyết:

Nội dung

  • 1. Chuẩn bị máy thử đường và các vật dụng cần thiết
    • Kiểm tra hạn sử dụng của que thử đường
    • Chuẩn bị các vật dụng khác:
  • 2. Các bước chuẩn bị thử đường tại nhà
    • Rửa tay trước khi thử đường
    • Lưu ý: Không được sử dụng oxy già để sát trùng. Vì oxy có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
  • 3. Các bước tiếp theo để thử đường huyết tại nhà :
    • Xem video hướng dẫn sử dụng máy True Result để thử đường huyết tại nhà
  • 4 – Đánh giá kết quả thử đường :
    • Đánh giá kết quả thử đường huyết tại nhà:

1. Chuẩn bị máy thử đường và các vật dụng cần thiết

Kiểm tra hạn sử dụng của que thử đường

Một số bệnh nhân ít sử dụng, để que thử đường quá lâu, tới khi hết hạn sử dụng.

Nếu sử dụng que hết hạn, kết quả sẽ không chính xác.

Do vậy, bạn phải kiểm tra hạn sử dụng trên hộp que trước khi sử dụng

Kiểm tra hạn sử dụng trên hộp que thử đường
KIỂM TRA HẠN SỬ DỤNG TRÊN HỘP

Chuẩn bị các vật dụng khác:

Chọn bộ máy thử đường huyết tại nhà
  • Cồn sát khuẩn
  • Thay kim trong bút lấy máy
  • Kiểm tra pin trên máy thử đường
  • Sổ ghi chép kết quả

2. Các bước chuẩn bị thử đường tại nhà

Rửa tay trước khi thử đường

Đôi khi chỉ cần rửa tay là có thể lấy máu được rồi, không cần phải sát trùng bằng cồn.

Rửa tay trước khi tiêm insulin

Sát trùng bằng cồn ở vị trí bạn muốn lấy máu để thử đường.

Vị trí lấy máy có thể là 2 bên mép ngón tay hay cánh tay, cẳng tay…hay  bất cứ chỗ nào có thể lấy máu được.

Vị trí lấy máu ít đau
VỊ TRÁI LẤY MÁU TỐT NHẤT LÀ 2 BÊN MÉP NGÓN TAY.

 Tuy nhiên, vị trí ưa thích vẫn là 2 bên cạnh ngón tay.

Vì đây là nơi ít có các sợi thần kinh cảm giác nên ít đau nhất, đồng thời các nhánh mạch máu phân bổ hai bên mép ngón tay, do vậy đây là nơi cho nhiều máu và ít đau nhất.

Lưu ý: Không được sử dụng oxy già để sát trùng. Vì oxy có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm

3. Các bước tiếp theo để thử đường huyết tại nhà :

Các bu7o7uc1 đo đường huyết tại nhà

Các bước thực hiện thử đường huyết tại nhà

1 – Rửa tay

2- Đưa que thử đường vào máy. Nếu bạn đưa vào không đúng chiều của que, máy sẽ không khởi động, hãy đổi chiều khác.

3-Dùng bút lấy máu

Thường các bút lấy quá phải kéo chuôi ra, giống như ” lên đạn” để cho bút hoạt động.

4- Dùng tay bóp nhẹ để máu có thể ra nhiều hơn

5- Áp giọt máu vào que thử. Mỗi loại que sẽ có vị trí hút máu khác nhau, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng.

6- Máy thử đường sẽ báo kết quả. Bạn ghi lại vào sổ theo dõi đường huyết.

7- Bỏ kim và que vào hộp cứng, không bỏ vào sọt rác sinh hoạt nhé, để đảm bảo không lây nhiễm cho người khác nhé.

Xem video hướng dẫn sử dụng máy True Result để thử đường huyết tại nhà

4 – Đánh giá kết quả thử đường :

Mục tiêu đường huyết trước và sau ăn

Nếu bạn đo đường trước khi ăn: ví dụ, buổi sáng lúc bụng đói hay trước ăn chiều…

Mục tiêu đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường là < 130 mg/dl.

Nếu bạn đo đường huyết sau ăn 1-2 giờ: Ví dụ sau ăn sáng, trưa hay chiều 1- 2 tiếng…

Mục tiêu đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường là < 160- 180 mg/dl.

Sở dĩ có 2 chỉ số là tùy theo đối tượng bệnh nhân tiểu đường mà Bác sĩ sẽ lựa chọn mục tiêu khác nhau.

Ví dụ, bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý mạch vành… sẽ chọn mục tiêu sau ăn < 180 mg/dl, bệnh nhân trẻ có thể chọn mục tiêu thấp hơn.

Đánh giá kết quả thử đường huyết tại nhà:

Kết quả thử đường huyết tại nhà nếu tăng quá cao, bạn cần khám bác sĩ ngay.

Nếu bạn có các triệu chứng tăng đường huyết sau đây, khẩn trương tư vấn Bác sĩ Nội Tiết

Các triệu chứng tăng đường huyết

Nếu đường huyết đo được quá thấp,Glucose < 70 mg/dl.Đồng thời có các triệu chứng hạ đường huyết sau:

Các triệu chứng hạ đường huyết

Lúc này bạn cần biết cách xử trí hạ đường huyết tại nhà.

Tham khảo: How to use a glucosemeter

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
02/02/2021

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Bệnh nhân tiểu đường uống bia rượu như thế nào?

    Bệnh nhân tiểu đường uống bia rượu như thế nào?

  • Thời điểm tiêm insulin trong ngày

    Thời điểm tiêm insulin trong ngày

  • Theo dõi đường huyết như thế nào ?

    Theo dõi đường huyết như thế nào ?

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com