• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng cấp/Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm
Biến chứng tăng đường huyết cấp tính trên bệnh nhân tiểu đường

Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, xuất hiện các triệu chứng tăng đường huyết cấp tính, cảnh báo nguy cơ hôn mê do tăng đường glucose trong máu.

Nội dung Ẩn
1 Biến chứng tăng đường huyết cấp tính bao gồm:
2 Tại sao đường huyết cao lại gây ra hôn mê ?
2.1 Vì sao tăng đường huyết lại gây hôn mê tăng áp lực thẩm thẩu
2.2 Tại sao đường huyết tăng cao gây hôn mê nhiễm ketone acid?
3 Ai có thể bị hôn mê do biến chứng tăng đường huyết ?
4 Nguyên nhân của tăng đường huyết:
5 Triệu chứng tăng đường huyết
5.1 Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm:
5.2 Một số triệu chứng gợi ý nhiễm keton acid :
5.3 Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:

Đường huyết tăng bao nhiêu có thể gây biến chứng tăng đường huyết cấp?

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, khi đường huyết tăng trên 250 mg/ dl có thể gây ra những biến chứng tăng đường huyết cấp tính.

Biến chứng tăng đường huyết cấp tính bao gồm:

Hôn mê nhiễm keton acid và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.

Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm ketone là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 15 %

Tại sao đường huyết cao lại gây ra hôn mê ?

Vì sao tăng đường huyết lại gây hôn mê tăng áp lực thẩm thẩu

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường huyết cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu. Khi đường được thải qua nước tiểu, nó sẽ kéo theo một khối lượng lớn nước.

Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.

Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.

Khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu.

Áp lực thẩm thấu của máu tăng cao do mất nước, tăng gluocose trong máu.

Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ.

Nếu không điều trị kịp thời, tăng đường huyết có thể đưa đến các biến chứng cấp tính như co giật, hôn mê và có thể tử vong.

Tại sao đường huyết tăng cao gây hôn mê nhiễm ketone acid?

Đường huyết tăng cao quá mức cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là: nhiễm ketone acid do đái tháo đường, mà thường gặp nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Vì cơ thể thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo năng lượng từ acid béo.

Quá trình này sẽ tạo ra chất ketone. Một trong những chất ketone làm cho pH máu bệnh nhân giảm đi, có tính acid.

Các thể ketone cũng gây nên triệu chứng đau dầu, ói mửa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là hôn mê, tử vong.

Ai có thể bị hôn mê do biến chứng tăng đường huyết ?

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi.

Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, ngưng điều trị, có bệnh lý khác thúc đẩy.

Hôn mê nhiễm cê tôn acid thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, không tiêm đủ insulin.

Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn acid khi đường huyết tăng cao.

Nguyên nhân của tăng đường huyết:

  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều carbohydrate
  • Ngưng tiêm insulin, bỏ cử tiêm insulin hay giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Do thuốc khác:
  • Thuốc corticosteroids : điều trị đau khớp, hen suyễn…,
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị huyết áp nhóm beta blockers)…
  • Stress: khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
  • Uống quá nhiều rượu, bia
  • Ít vận động
  • Bệnh mãn tính
  • Phẫu thuật

Triệu chứng tăng đường huyết

Biến chứng tăng đường huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẩn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm.

Các dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết cấp cứu

Các triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm:

  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Khát nước, uống nhiều, cảm giác khô miệng
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Ăn nhiều, đói liên tục
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Tiểu rất nhiều
  • Tê, châm chích tay chân
  • Cáu gắt, bực bội
  • Bệnh nhân có thể có ảo giác
  • Yếu một bên cơ thể
  • Ngủ gà, lơ mơ
  • Nặng hơn có thể hôn mê

Một số triệu chứng gợi ý nhiễm keton acid :

  • Khó thở, nhịp thở nhanh và nông
  • Buồn nôn, ói mữa
  • Khô miệng
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Hơi thở có mùi trái cây

Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Ói mữa
  • Lú lẩn
  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Khó thở
  • Khát nước, uống nhiều
  • Thử đường huyết cao > 160 mg/dL kéo dài hơn 1 tuần .
  • Thử đường huyết tại nhà quá cao (> 300 mg/dL)

Tham khảo thêm: Hyperosmolar Hyperglycemic State

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
10/08/2019

Categories: Biến chứng cấp, Biến chứng đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Video hướng dẫn về biến chứng thần kinh do đái tháo đường

    Video hướng dẫn về biến chứng thần kinh do đái tháo đường

  • Biến chứng suy thận do tiểu đường

    Biến chứng suy thận do tiểu đường

  • Biến chứng tiểu đường thai kỳ

    Biến chứng tiểu đường thai kỳ

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.