• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường – tiểu đường
Biến chứng tim mạch trên người tiểu đường

Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường – tiểu đường

Biến chứng tim mạch trên người tiểu đường (hay đái tháo đường), là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên bệnh nhân đái tháo đường.

Những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường có thể mắc bệnh tim sớm hơn 15 năm so với người không bị đái tháo đường.

Biến chứng tim mạch thường gặp bao gồm: bệnh động mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não.

Bệnh xảy ra khi những động mạch cung cấp máu cho tim hay các cơ quan khác bị hẹp lại hay bị tắc hoàn toàn bởi mãng xơ vữa.

Ngoài ra, nếu động mạch đang cung cấp máu cho não bị tắc, sẽ gây nên bệnh đột quỵ ( tai biến mạch máu não).

Chú ý !

Đường huyết tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng mạch máu lớn như: nhồi máu cơ tim, đột quị – tái biến mạch máu não.

Tuy nhiên, trên bệnh nhân đái tháo đường còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác góp vào.

Thừa cân ( đặc biệt đối với những người nhiều mỡ vùng eo), ít hoạt động, huyết áp và cholesterol cao.

Hút thuốc lá hay gia đình có người bị bệnh tim hay tai biến mạch máu não: là những người có nguy cơ rất cao.

Nội dung bài viết Ẩn
1 Làm sao để giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch tiểu đường?
1.1 1- Giảm cân nếu bạn bì thừa cân hay béo phì.
1.2 2- Kiểm soát các chỉ số ABCDEs để giảm nguy cơ đột quỵ tim và não:
2 Theo dõi sức khỏe của bạn

Làm sao để giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch tiểu đường?

Bằng cách kiểm soát tốt các mục tiêu điều trị của bệnh đái tháo đường sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Bằng cách nào?

1- Giảm cân nếu bạn bì thừa cân hay béo phì.

 Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng bằng cách tập thể dục thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn.

Các nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường mới SGLT-2 ( thuốc đồng vận thụ thể Glucose và sodium -2) hay nhóm GLP-1 sẽ giúp kiểm soát đường huyết cũng như giúp giảm cân hiệu quả.

2- Kiểm soát các chỉ số ABCDEs để giảm nguy cơ đột quỵ tim và não:

Chỉ số ABCDES: là viết tắt các chữ:

A: HbA1c

B: Blood Pressure

C: Cholesterol

D: Drugs to protect your heart

E: Exercise & Eating

S: Screening for complications, Smoking cessation, Self management

Mục tiêu ABC cho tiểu đường

A – A1C hay HbA1c

Mục tiêu điều trị: chỉ số A1c < 7%.
Tuỳ theo từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể sẽ chọn mục tiêu điều trị thấp hơn hay cao hơn 7%.

HbA1C là xét nghiệm máu đo mức đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 3 tháng trước đó.

Chỉ số này rất quan trọng trong việc theo dõi đường huyết của bệnh nhân, nó tương quan mật thiết với nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

B – Blood pressure: Huyết áp

Mức huyết áp cần phải nhỏ hơn 130/80 mmHg.

Duy trì lối sống khỏe mạnh, giảm lượng muối và rượu bia sẽ giúp cải thiện huyết áp.

Ưu tiên sử dụng nhóm thuốc hạ huyết áp ức chế men chuyển ( UCMC) hay nhóm ức chế thụ thể (UCTT)

C – Cholesterol

LDL Cholesterol là dạng mỡ xấu, góp phần gây nên các mãng xơ vữa trong động mạch.

Cần giảm LDL để giảm nguy cơ bị biến chứng tim mạch tiểu đường.

Mục tiêu LDL-Cholesterol là < 2.0* mmol/L.

 Tuy nhiên, bên cạnh LDL Cholesterol, còn có HDL-Cholesterol: là cholesterol có lợi.

HDL cholesterol sẽ lấy đi những mãng xơ vữa trong động mạch, nhờ vậy giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường tăng loại mỡ khác, là Triglycerides

D – Drugs to protect your heart: Thuốc bảo vệ tim mạch cho bạn.

Trao đổi với bác sĩ về những nhóm thuốc có thể góp phần chống lại đột quỵ hay nhồì máu cơ tim, giảm nguy cơ suy tim…

Các thuốc giảm cholesterol máu: nhóm statin hay nhóm chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel… góp phần giảm hình thành mãng xơ vữa, cục máu đông.

Aspirin liều thấp

Uống aspirin liều thấp mỗi ngày được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường.

Aspirin giúp ngăn ngừa sự hình thành những cục máu đông, phòng tránh nguy cơ các biến chứng mạch máu lớn.

Aspirin có thể mua được dễ dàng mà không cần toa, tuy nhiên nó không phải là thuốc an toàn cho mọi người.

Aspirin có thể gây sốc phản vệ cho những người dị ứng với aspirin.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng hay thậm chí xuất huyết dạ dày.

Trong những trường hợp này, bác sỹ sẽ chọn nhóm thuốc clopidogrel để thay thế.

Các nhóm thuốc tiểu đường có lợi trên tim mạch như GLP-1 hay SGLT-2 nên được chỉ định cho những bệnh nhân tiểu đường đã có bệnh lý xơ vữa động mạch.

E – Exercise & Eating— Tập thể dục và Chế độ ăn

Hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.

S – Screening for complications—Tầm soát các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Yêu cầu bác sỹ của bạn chỉ định các xét nghiệm, cận lâm sàng để phát hiện sớm các biến chứng ở tim, bàn chân, thận và mắt .

S – Smoking cessation—Ngưng thuốc lá

Bệnh nhân đái tháo đường hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch lên rất nhiều lần. o vậy bệnh nhân được khuyến cáo nên ngưng hút thuốc lá.

Dẫu biết rằng việc bỏ thuốc lá là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của bạn.

S – Self management -Tự theo dõi

Thiết lập các mục tiêu cho bản thân bạn và sống khỏe mạnh với bệnh đái tháo đường.

Học cách tự theo dõi và kiểm soát đường huyết

Theo dõi sức khỏe của bạn

  • Bác sỹ sẽ theo dõi huyết áp của bạn mỗi lần khám bệnh.
  • Chỉ số A1C sẽ được xét nghiệm mỗi 3 tháng.
  • Các chỉ số mỡ máu sẽ được đo mỗi năm. Tuy nhiên nếu bạn đang điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu sẽ được đo thường xuyên hơn.
  • Bạn nên biết kết quả xét nghiệm và trao đổi với bác sỹ về chế độ ăn, cách tập thể dục và thuốc điều trị để đạt kết quả điều trị tốt nhất cho bạn.

Bằng cách nắm bắt những chỉ số và thực hiện những mục tiêu sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
30/04/2021

Chuyên mục: Biến chứng đái tháo đườngTags: Biến chứng mạn đái tháo đường, Biến chứng tim mạch đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

    Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

  • Các biến chứng tiểu đường thường gặp

    Các biến chứng tiểu đường thường gặp

  • Các biến chứng mắt do đái tháo đường

    Các biến chứng mắt do đái tháo đường

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660