• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Hoạt động thể chất/Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục
Bệnh nhân tiểu đường tập thể dục an toàn

Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, tình trạng bệnh lý của mình.

Giúp cho người tiểu đường tăng cường sức khoẻ, kiểm soát đường glucose và nhiều lợi ích khác.

Vận động giúp cơ thể tiêu thụ bớt lượng đường trong máu, nhờ đó làm giảm đường huyết

Ngoài ra, tập thể dục giúp giảm cân, giảm mỡ và tăng hoạt động của cơ bắp, giúp giảm sự đề kháng insulin.

Nội dung bài viết Ẩn
1 Khuyến cáo của ADA – Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho bệnh nhân tiểu dường tập thể dục
2 Những lưu ý giúp người bệnh tiểu đường tập thể dục an toàn
2.1 Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục
2.2 Theo dõi hạ đường huyết trong lúc tập
2.3 Hướng dẫn khi nào cần ngưng tập thể dục cho người tiểu đường
3 Những lưu ý khác cho người tiểu đường tập thể dục

Khuyến cáo của ADA – Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho bệnh nhân tiểu dường tập thể dục

Khuyến cáo của ADA

Trẻ em, thanh niên bị đái tháo đường type 1 hay người bị tiền đái tháo đường phải tập thể dục ở mức độ trung bình tới tập nặng ít nhất 60 phút mỗi ngày.

 Thực hiện các bài tập nặng cho cơ bắp và xương ít nhất 3 ngày mỗi tuần.

Đa số bệnh nhân đái tháo đường type 1 trưởng thành hay đái tháo đường type 2 nên tập thể dục mức độ trung bình tới nặng ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Thời điểm tập có thể rải ra 3 ngày trong một tuần, tuy nhiên không nên để 2 ngày liên tiếp không tập.

Thời gian tập có thể ngắn hơn ( tối thiểu 75 phút/ tuần ): tập với cường độ cao hay trong thời gian huấn luyện là đủ cho bệnh nhân trẻ hoạt động tích cực.

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 trưởng thành hay đái tháo đường type 2 nên tuân thủ tập các bài tập có kháng lực 2-3 lần mỗi tuần.

Bệnh nhân đái tháo đường nên giảm thời gian tĩnh tại. Không ngồi lâu quá 30 phút

Đối với bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi, các bài tập thể dục có lợi cho sự cân bằng hay mềm dẻo, linh hoạt được khuyến cáo tập 2-3 lần mỗi tuần.

Tập Thái cực quyền, Yoga là những bài tập ưa thích giúp là tăng khả năng giữ thăng bằng, mềm dẻo và tăng sức cơ cho người lớn tuổi.

Những lưu ý giúp người bệnh tiểu đường tập thể dục an toàn

Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục

Thử đường huyết tại nhà trước khi tập thể dục để không bị hạ đường huyết
THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ TRƯỚC KHI TẬP THỂ DỤC

Đường huyết trước khi tập nên vào khoảng: 100 – 250 mg/dl

  • Nếu đường huyết thấp dười 100 mg/dl: Bạn có thể bị hạ đường huyết trong lúc tập thể dục.

Do vậy, nếu đường huyết thấp dưới 100 mg/dl, bạn nên ăn nhẹ ít trái cây, thức ăn chứa ít tinh bột ( vd: vài miếng bánh, ít bánh mì, snack…) trước khi tập.

  • Nếu đường huyết tăng trên 250 mg/dl: Mức đường huyết quá cao, bệnh nhân tiểu đường không nên tập thể dục. Hãy gặp Bác sĩ để điều trị.

Theo dõi hạ đường huyết trong lúc tập

Trong lúc tập thể dục, bạn cần để ý tới các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết:

  • Run tay,
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Đột ngột thay đổi hành vi, thường dễ cáu gắt, bực bội…
  • Đói cồn cào
  • Yếu mệt
  • Đau đầu
  • Căng thẳng, bực bội
Các triệu chứng hạ đường huyết
CÁC TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Nếu bệnh nhân tiểu đường tập thể dục trong thời gian dài, với cường độ cao, mỗi 30 phút bạn cần ăn nhẹ để đảm bảo không bị hạ đường huyết.

Trái cây như: chuối (1 trái) hay táo cung cấp nhiều kali tốt cho hoạt động của cơ và cung cấp năng lượng, glucose cho hoạt động của bạn.

Hướng dẫn khi nào cần ngưng tập thể dục cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần ngưng tập thể dục ngay khi:

  • Có các triệu chứng hạ đường huyết: đói, run tay, hoa mắt…
  •  Yếu mệt, lú lẫn, hoa mắt…
  • Hay mức đường huyết đo được < 70 mg/dl

Xử trí hạ đường huyết khi tập thể dục

Bạn ăn hay uống thức ăn chứa khoảng 15 gr Carbohydrate, ví dụ như:

  • Viên đường 15gr carbohydrate
  • 1/2 ly nước trái cây: nước mía, nước cam…
  • 1/2 lon nước ngọt thông thường ( không phải nước ngọt dành cho người tiểu đường)
  • Ngậm viên kẹo hay ăn vài cái bánh quy

Kiểm tra đường huyết mỗi 15 phút:

Bạn cần thử đường huyết mỗi 15 phút một lần, cho đến khi đường huyết tăng trên 100 mg/dl, lúc đó mới vận động trở lại.

Những lưu ý khác cho người tiểu đường tập thể dục

Khởi động kỹ trước mỗi bữa tập để tránh những chấn thương không đáng có.

Bệnh nhân tiểu đường nên uống đủ nước trong lúc tập thể dục.

Bạn không nên tiêm insulin trước khi đi tập thể dục, vì có thể gây hạ đường huyết.

Nếu bạn bị tăng huyết áp hay có vấn đề bệnh lý tim mạch kèm theo, phải hỏi ý kiến Bác sĩ tim mạch để chọn cách thức vận động thích hợp.

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
02/02/2021

Chuyên mục: Hoạt động thể chất, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Cách chỉnh liều insulin

    Cách chỉnh liều insulin

  • Theo dõi đường huyết như thế nào ?

    Theo dõi đường huyết như thế nào ?

  • Hướng dẫn uống sữa tiểu đường

    Hướng dẫn uống sữa tiểu đường

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660