• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường/Thực phẩm nên sử dụng khi bị đái tháo đường
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì

Thực phẩm nên sử dụng khi bị đái tháo đường

Bệnh nhân bị đái tháo đường – tiểu đường nên ăn gì? Thực phẩm dành cho tiểu đường được lựa chọn dựa trên glycemic index – Chỉ số đường huyết.

Nội dung Ẩn
1 Vậy thì bệnh nhân tiểu đường nên gì ? ăn thực phẩm nào?
1.1 1. Thực phẩm dành cho tiểu đường: Táo
1.2 2. Cà rốt
1.3 3. Bông cải xanh – Broccoli
1.4 4. Bơ
1.5 5. Việt quấc – Blueberries
1.6 6. Tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời là Măng tây – Asparagus

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn 50 được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Vậy thì bệnh nhân tiểu đường nên gì ? ăn thực phẩm nào?

Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường:

1. Thực phẩm dành cho tiểu đường: Táo

Apple

” An apple a day keeps the doctor away” – Một trái táo mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ, câu nói này là sự thật, bởi vì táo chứa chất chống oxy hóa giúp hạ thấp LDL-cholesterol, một loại mỡ xấu.

Ăn táo mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường 23%. Chất xơ trong táo giúp cải thiện rất nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Táo xanh Granny Smith là thực phẩm dành cho tiểu đường tốt nhất vì chứa rất ít đường

2. Cà rốt

Cà rốt có hàm lượng carbohydrate thấp, do đó chỉ số đường huyết không cao.

Lượng beta caroten có rất nhiều trong cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, thậm chí trên những người có gen trội bị tiểu đường.

3. Bông cải xanh – Broccoli

Lượng vitamin C có trong bông cải xanh thậm chí còn cao hơn trong quả cam.

Vitamin C rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường, vì giúp các mạch máu chắc khỏe hơn. Vitamin C giúp mau lành vết thương.

Ngoài ra vitamin C làm giảm sorbitol trong máu, sorbitol là sản phẩm do đường trong máu tăng cao gây ra, khi tăng cao sorbitol là tổn thương các mạch máu.

Broccoli

Tuy nhiên, vitamin C có thể làm sai lệch kết quả thử đường huyết cá nhân của một số loại máy thử đường huyết.

4. Bơ

Bơ được biết đến là loại trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch.

Bơ chứa chất béo không bảo hòa giúp cải thiện cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm chứa chất béo không bảo hòa này giảm nguy cơ mắc tiểu đường 25%.

Chất Oleic acid có trong trái bơ được cho là làm giảm triglycerid – một loại mỡ khác trong máu.

5. Việt quấc – Blueberries

Lượng đường chứa trong blueberries rất thấp.

Quả việt quấc

Quả việt quất chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư và các rối loạn khác, trong đó có tiểu đường.

Ăn hơn 2 serving ( gọi là phần cho dễ hiểu) việt quấc tương đương với 2 chén nhỏ, có thể giảm thấp nguy cơ bị tiểu đường bất chấp tuổi tác, cân nặng…

Lượng chất xơ nhiều trong việt quấc làm giảm đỉnh đường trong máu, là trái cây thuộc nhóm thực phẩm dành cho tiểu đường.

6. Tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời là Măng tây – Asparagus

Măng tây chứa chất chống oxy hóa có tên là glutathione, giúp giảm biến chứng của tiểu đường lên cơ thể.

Măng tây là thực phảm của người tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thường xuyên những chất chống oxy hóa này sẽ giúp xóa đi những tác động của bệnh tiểu đường trên cơ thể.

Chất chống oxy hóa glutathione thậm chí còn giúp tăng cường sản xuất insulin.

Lượng chất xơ cao và chỉ số đường huyết thấp trong măng tây giúp nó trở thành thực phẩm ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài việc chọn lựa thực phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường thì tuân thủ điều trị và tập thể dục là những việc làm quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện để kiểm soát đường huyết

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
06/09/2019

Categories: Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

  • Bệnh nhân tiểu đường đi du lịch cần chuẩn bị gì?

    Bệnh nhân tiểu đường đi du lịch cần chuẩn bị gì?

  • Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

    Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.