• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

  • Kiến thức tiểu đường
    • Đái tháo đường type 1
    • Đái tháo đường type 2
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Tiền đái tháo đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
    • Chẩn đoán và phân loại
    • Điều trị đái tháo đường
    • Biến chứng đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
    • Công cụ chuyển đổi đơn vị
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị từ xa
  • Đăng nhập
    • LogOut – Thoát
  • Liên hệ
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu
Tăng đường huyết cấp cứu

Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết cấp cứu là những triệu chứng xuất hiện khi lượng đường trong máu tăng cao, nếu không được xử trí có thể dẫn tới hôn mê, tử vong.

Nội dung bài viết Ẩn
1 Biến chứng của tăng đường huyết cấp cứu:
2 Tại sao tăng đường huyết cấp cứu có thể gây hôn mê ?
3 Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết cấp cứu ?
4 Nguyên nhân của tăng đường huyết:
5 Triệu chứng hay dấu hiệu của tăng đường huyết cấp cứu:
5.1 Các dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu bao gồm :
5.2 Một số triệu chứng nhiễm cê tôn:
5.3 Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:

Biến chứng của tăng đường huyết cấp cứu:

Hôn mê nhiễm cê tôn và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.

Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm cê tôn là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 15 %

Tại sao tăng đường huyết cấp cứu có thể gây hôn mê ?

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường trong máu cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu.

Khi đường được thải qua nước tiểu , nó sẽ kéo theo một khối lượng lớn nước. Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.

Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.

Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban đầu rất nhẹ.

Tuy nhiên, khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu .

Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ. Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật, hôn mê và có thể tử vong.

Tăng đường huyết cấp cứu cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là: nhiễm cetone acid do đái tháo đường, mà là phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường type 1.

Vì cơ thể thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo năng lượng từ acid béo, quá trình này sẽ tạo ra chất cê tôn, gây nên triệu chứng đau dầu, ói mữa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là hôn mê, tử vong.

Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết cấp cứu ?

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi.

Lý do là bệnh nhân lớn tuổi thường uống nước ít.

Hôn mê nhiễm cê tôn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, không tiêm đủ insulin.

Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn khi đường huyết tăng cao.

Nguyên nhân của tăng đường huyết:

  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều carbohydrate, đường , chất ngọt
  • Ngưng tiêm insulin, bỏ cử tiêm insulin hay giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường. Một số trường hợp bệnh nhân bỏ điều trị, chuyển sáng uống thuốc nam, thuốc bắc…
  • Do một số nhóm thuốc khác gây tăng đường:
    • Thuốc corticosteroids: được sử dụng trong điều trị đau khớp, hen suyễn…,
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc điều trị huyết áp nhóm beta blockers…
  • Stress: khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
  • Uống quá nhiều rượu, bia
  • Ít vận động
  • Phẩu thuật, nhiễm trùng, chấn thương…

Triệu chứng hay dấu hiệu của tăng đường huyết cấp cứu:

Tăng đường huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẩn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm.

Các dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết cấp cứu
CÁC TRIỆU CHỨNG TĂNG ĐƯỜNG TRONG MÁU

Các dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu bao gồm :

  • Khô miệng
  • Uống nhiều, khát nước
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Da khô, ngứa, ấm mà không đổ mồ hôi
  • Sốt cao (trên 38 độ C)
  • Buồn ngủ
  • Lú lẩn
  • Nhìn mờ
  • Ảo giác
  • Yếu một bên của cơ thể
  • Nói khó…

Một số triệu chứng nhiễm cê tôn:

  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mữa
  • Khô miệng
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Hơi thở có mùi trái cây

Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Ói mữa
  • Lú lẩn
  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Khó thở
  • Khát nước, uống nhiều
  • Sụt cân nhanh
  • Thử đường huyết tại nhà quá cao (> 300 mg/dL)
  • Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Twitter
  • Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Facebook
  • Chia sẻ qua Email Chia sẻ qua Email

Được viết bởi:
Bs Ngô Thế Phi
Ngày đăng:
13/08/2018

Chuyên mục: Biến chứng đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

    Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • Hướng dẫn cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường – đái tháo đường

    Hướng dẫn cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường – đái tháo đường

  • Thực phẩm làm tăng đường trong máu

    Thực phẩm làm tăng đường trong máu

HỎI ĐÁP - THẢO LUẬN

Nếu bạn cần thảo luận hay thắc mắc cần Bác sĩ giải đáp, vui lòng truy cập:

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Điều trị tiểu đường từ xa - online

Điều trị từ xa là xu thế mới, giúp bệnh nhân điều trị tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và được theo dõi điều trị liên tục.

TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA

Các chuyên mục

  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Theo dõi điều trị đái tháo đường
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Guidelines điều trị tiểu đường
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp
Bác sĩ phòng khám tiểu đường

Phòng khám tiểu đường

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM
Tel: 0988 333 660 - 0974 33 99 55

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Liên hệ Bác sĩ

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức - HCM.
  Giờ làm việc:
Sáng: 6 - 7 giờ , Chiều: 17 - 19 giờ.

Copyright © 2008–2022. Website được viết và thiết kế bởi Bs Ngô Thế Phi.

LIÊN HỆ
  BS.NGÔ THẾ PHI
  bs.ngothephi@gmail.com
  0988 333 660