• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng mạn tính/Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy
Biến chứng thần kinh tự chủ do đái tháo đường

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường – Diabetic Autonomic Neuropathy

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường là biến chứng thần kinh xảy ra do đường huyết tăng cao tác động đến các sợi thần kinh kiểm soát chức năng tự động của tim, bàng quang, đường tiêu hóa, cơ quan sinh dục, tiết mồ hôi và nhiều cơ quan khác.

Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Các biến chứng thần kinh tự chủ do đái tháo đường

Nội dung

  • Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường
  • Bệnh thần kinh tự chủ tim mạch – Cardiovascular Autonomic Neuropathy.
    • Điều trị hạ huyết áp tư thế
  • Bệnh thần kinh tự chủ trên đường tiêu hóa – Gastrointestinal Neuropathies. 
    • Chẩn đoán liệt dạ dày
    • Điều trị liệt dạ dày
  • Rối loạn chức năng hệ niệu dục  
    • Điều trị rối loạn cương – Erectile Dysfunction

Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi
  • Hạ huyết áp tư thế: xây xẩm, đau đầu nhẹ khi thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng.
  • Liệt dạ dày hay chậm làm trống dạ dày
  • Bón hay tiêu chảy
  • Đại tiện không kiểm soát
  • Rối loạn cương dương
  • Bàng quang thần kinh: tiểu không hết, tiểu không kiểm soát
  • Rối loạn tiết mồ hôi: tăng hay giảm tiết

Bệnh thần kinh tự chủ tim mạch – Cardiovascular Autonomic Neuropathy.

Trong giai đoạn sớm, bệnh thần kinh tự chủ tim mạch hoàn toàn không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi nhịp tim giảm lúc hít thở sâu.

Khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn, nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi ( > 100 nhịp/ phút) và hạ huyết áp tư thế.

Hạ huyết áp tư thế khi: Thay đổi tư thế sang đứng, bệnh nhân có huyết áp tâm thu giảm > 20 mmHg hay huyết áp tâm trương giảm > 10mmHg, trong khi nhịp tim không tăng tương ứng.

Điều trị bệnh thần kinh tự chủ tim mạch: giảm bớt các triệu chứng.

Điều trị hạ huyết áp tư thế

Điều trị hạ huyết áp tư thế là thử thách. 

Mục tiêu điều trị là giảm thiểu triệu chứng hạ huyết áp tư thế hơn là đưa huyết áp về bình thường.

Bệnh nhân nên có chế độ ăn đầy đủ muối, tránh hạ huyết áp quá mức, có thể sử dụng băng quấn tạo áp lực lên chân và bụng. 

Khuyến khích bệnh nhân tăng hoạt động thể chất và tập thể dục.

Huyết áp đo lúc nằm nên giữ ở mức cao nhẹ hơn người bình thường. 

Thuốc huyết áp uống vào buổi tối, trước khi ngủ nên lựa những nhóm có thời gian hoạt động ngắn, có tác dụng trên thụ thể cảm nhận áp suất (baroreceptor) như guanfacine hay clonidine, nhóm ức chế calci tác dụng ngắn ( vd, isradipine) hay các nhóm ức chế beta tác dụng ngắn như  atenolol hay metoprolol.

Nếu bệnh nhân không dung nạp được các nhóm thuốc trên, có thể thay bằng enalapril.

 Các nhóm thuốc Midodrine và droxidopa đã được FDA chấp thuận cho điều trị hạ huyết áp thư thế.

Bệnh thần kinh tự chủ trên đường tiêu hóa – Gastrointestinal Neuropathies. 

Biến chứng thần kinh trên đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của ống tiêu hóa, như rối loạn nuốt ở thực quản, liệt dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đi tiêu không tự chủ. 

Chẩn đoán liệt dạ dày

Liệt dạ dày nên nghi ngờ ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém và có các triệu chứng trên đường tiêu hóa mà không tìm thấy các nguyên nhân cụ thể.

Cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh dạ dày có thể điều trị được, như viêm loét hay do nguyên nhân tắc nghẽn trước khi sử dụng các biện pháp chuyên biệt để chẩn đoán liệt dạ dày. 

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán liệt dạ dày là đo độ trống dạ dày bằng xạ hình mỗi 15 phút trong 4 giờ sau ăn. 

Điều trị liệt dạ dày

Điều trị liệt dạ dày do đái tháo đường không phải dễ dàng gì. 

Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi lần ăn ít mỡ, ít chất xơ và thức ăn nên lõng, nhiều năng lượng. 

Nên ngưng các thuốc ảnh hưởng sự nhu động đường tiêu hóa như nhóm opioids, anticholinergics, tricyclic antidepressants, GLP-1 RAs, và pramlintide.

Chỉ có nhóm thuốc metoclopramide là được FDA chấp thuận cho điều trị liệt dạ dày, tuy nhiên hiệu quả không nhiềuđồng thời cần thận trọng với tác dụng phụ của thuốc, vd triệu chứng ngoại tháp …

Những thuốc khác như domperidone và erythromycin, chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Rối loạn chức năng hệ niệu dục  

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường cũng có thể gây ra những rối loạn cho hệ niệu dục, như rối loạn chức năng tình dục và bàng quang.

Ở nam giới, bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường gây ra tình trạng rối loạn cương dương và/ hay xuất tinh ngược dòng.

Ở nữ giới, rối loạn chức năng tình dục xảy ra thường xuyên ở người đái tháo đường như giảm ham muốn tình dục, đau khi giao hợp, giảm chất nhờn âm đạo.

Các triệu chứng bất thường của đường tiểu dưới như: tiểu không kiểm soát và rối loạn chức năng bàng quang ( tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và dòng tiểu yếu).

Đánh giá chức năng bàng quang nên được thực hiện ở bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm bể thận, tiểu không kiểm soát hay sờ thấy cầu bàng quang.

Điều trị rối loạn cương – Erectile Dysfunction

Điều trị suy sinh dục, nếu có.

Điều trị rối loạn cương dương có thể bao gồm các nhóm thuốc phosphodiesterase type 5 inhibitors: sildenafil (Viagra, Pfizer), vardenafil (Levitra, Bayer), tadalafil (Cialis, Eli Lilly), avanafil (Stendra, Vivus), tiêm prostaglandin hay nhỏ vào trong niệu đạo, sử dụng dụng cụ hút chân không hay cấy penile prostheses.

Cũng như các phương pháp điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên khác, những phương pháp điều trị này không làm thay đổi bệnh lý cơ bản và tiến triển tự nhiên của quá trình bệnh nhưng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Tham khảo:

Retinopathy, Neuropathy, and Foot Care: Standards of Care in Diabetes—2023

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
28/03/2023

Categories: Biến chứng mạn tính, Guideline ADA, Guidelines điều trị tiểu đường, Kiến thức bệnh đái tháo đườngTags: Biến chứng thần kinh đái tháo đường, Biến chứng tim mạch đái tháo đường, Guidelines ADA 2023

Bài viết bạn nên đọc:

  • HỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

    HỘI CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN GEN

  • Các biến chứng tiểu đường thường gặp

    Các biến chứng tiểu đường thường gặp

  • ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

    ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com