• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 1/Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi
Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

Hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi đều gây tăng đường trong máu, đặc biệt là vào buổi sáng trước khi ăn, trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị.

Nội dung Ẩn
1 Hiện tượng bình minh
2 Hiệu ứng Somogyi
2.1 Ví dụ một cas lâm sàng:
3 Làm thế nào để phân biệt nguyên nhân gây tăng đường huyết buổi sáng?
4 Cách xử trí tăng đường huyết vào sáng sớm
4.1 Tăng đường huyết do hiện tượng bình minh
4.2 Tăng đường huyết do hiệu ứng somogyi

Hiệu ứng somogyi thường xảy ra trên bệnh nhân đang tiêm insulin.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Hiện tượng bình minh

Hiện tượng bình minh còn gọi là hiệu ứng bình minh là thuật ngữ mô tả sự gia tăng đường glucose trong máu vào sáng sớm, thường từ 2 – 8 giờ sáng ở người đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các hormone đối kháng insulin như hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon và epinephrine tăng sản xuất vào ban đêm.

Những hormon này có tác dụng ngược lại với insulin, do vậy việc tăng sản xuất sẽ làm tăng đường glucose trong máu vào sáng sớm.

Ngoài ra việc tăng đường glucose trên bệnh nhân tiểu đường vào buổi bình minh còn do nguyên nhân khác góp vào:

  • Liều insulin tiêm buổi chiều hay tối không đủ
  • Ăn nhiều carbohydrate hay uống sữa trước khi đi ngủ.
  • Một số thuốc gây tăng đường huyết.

Như vậy việc tăng đường glucose vào buổi sáng là quá trình tự nhiên. Gặp trên người tiểu đường vì tác dụng hay số lượng insulin đều giảm, không “chống đỡ” nổi với các hormone đối kháng nên tăng đường vào buổi sáng.

Hiệu ứng Somogyi

Hiệu ứng Somogyi là gì?

Nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp vào thời điểm giữa đêm về sáng, theo cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể, sẽ kích thích những hormone đối kháng insulin có tác dụng làm tăng đường huyết.

Những hormone đối kháng insulin bao gồm: hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon, và catecholamine, được phóng thích vào máu nhiều hơn.

Những hormone này giúp nâng lượng đường trong máu lên.

Tuy nhiên, khi đường huyết tăng vọt lên quá mức sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao vào buổi sáng.

Ví dụ một cas lâm sàng:

Một bệnh nhân tiêm insulin liều cao trước khi đi ngủ, điều đó làm cho lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm thấp trong đêm.

Cơ thể của bệnh nhân phản ứng với lượng đường trong máu thấp bằng cách giải phóng những hormone đối kháng insulin gây tăng đường trong máu.

Những hormone này gây tăng đường huyết quá mức.

 Nếu bác sỹ không nhận ra vấn đề này, cho răng đường glucose sáng tăng là do hiện tượng bình minh, và quyết định tăng liều insulin buổi chiều tối cho bệnh nhân nhằm hạ đường glucose vào buổi sáng.

Kết quả của việc tăng liều insulin là đường huyết trong đêm càng thấp, và hiệu ứng xảy ra sẽ càng làm gia tăng đường huyết buổi sáng hôm sau nhiều hơn.

Làm thế nào để phân biệt nguyên nhân gây tăng đường huyết buổi sáng?

Như vậy cả 2 hiện tượng đều có kết quả giống nhau là gia tăng đường huyết buổi sáng, do những hormone đối kháng insulin (hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon, catecholamine) làm tăng đường huyết.

Sự khác nhau, đó là: hiệu ứng Somogyi là hậu quả của hạ đường huyết trước đó, còn hiện tượng bình minh không có hạ đường huyết trước đó.

Để phân biệt, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ, đo đường huyết lúc 2:00-3:00 giờ sáng, và vào thời điểm sáng sớm.

  • Nếu lượng đường trong máu thấp tại thời điểm 02:00-03:00 , nghi ngờ hiệu ứng Somogyi .
  • Nếu lượng đường trong máu là bình thường hoặc cao tại thời điểm 02:00-3:00, nó có khả năng hiện tượng bình minh.
  • Hiệu ứng somogyi thường không có tác dụng với việc tăng liều insulin buổi chiều trước đó, còn hiệu ứng bình minh thì có đáp ứng.

Việc xác định tăng đường huyết do nguyên nhân nào rất quan trọng, vì sẽ quyết định việc điều trị: tăng liều hay phải giảm liều thuốc.

Cách xử trí tăng đường huyết vào sáng sớm

Tăng đường huyết do hiện tượng bình minh

Hiện tượng tăng đường buổi sáng xảy ra hầu như trên mọi bệnh nhân tiểu đường. Những cách sau góp phần hạn chế:

  • Không ăn carbohydrate trước khi đi ngủ
  • Không nên uống sữa sau 8 giờ đêm.
  • Điều chỉnh liều thuốc tiêm insulin hay thuốc uống điều trị tiểu đường

Tăng đường huyết do hiệu ứng somogyi

Sau khi đã xác định được tăng đường huyết buổi sáng là do hạ đường huyết trong đêm:

  • Yêu cầu Bác sĩ giảm liều thuốc tiêm insulin buổi chiều.
  • Không nên bỏ bữa ăn
  • Có thể cần thay đổi thời gian tiêm insulin cho hợp lý
  • Cần Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để xử lý vấn đề này.

Tham khảo thêm: Somogyi Phenomenon

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
30/05/2021

Categories: Đái tháo đường type 1, Guidelines điều trị tiểu đường, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

    THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

  • Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

    Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

  • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ BÉO PHÌ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ BÉO PHÌ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.