Khi bị tiểu đường, phải theo dõi đường huyết như thế nào?
Người bệnh đái tháo đường – tiểu đường luôn luôn thắc mắc: làm sao để biết đường huyết của mình ổn định hay không?
Để biết được đường huyết, bệnh nhân cần theo dõi: đường huyết đói, sau ăn và đặc biệt là HbA1c.
Rất nhiều bệnh nhân và cả Bác sĩ chỉ theo dõi đường huyết lúc đói và khi thấy đường huyết đói ổn đã vội an lòng, cho rằng đường huyết bệnh nhân đã rất tốt, đó là sai lầm cần thay đổi.
Việc thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp ích cho các bạn như thế nào?
Tự kiểm tra mức đường trong máu là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các bạn biết được:
- Insulin hoặc các loại thuốc chữa tiểu đường khác của các bạn có hiệu quả trong kiểm soát đường hay không?
- Việc vận động cơ thể và các loại thực phẩm mà các bạn ăn ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của các bạn như thếnào
Các bạn sẽ thường cảm thấy khỏe hơn và có nhiều sinh lực hơn khi lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường hoặc gần bình thường. Việc kiểm soát lượng đường trong máu giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng do tiểuđường.
Khi nào nên kiểm tra lượng đường trong máu
Bác sỹ sẽ quyết định thời điểm và mức độ thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Bảng này cho biết một số thời điểm các bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu và lý do.
Khi nào thì kiểm tra đường huyết
Tại sao phải kiểm tra?
Điều quan trọng là cần phải ghi lại các mức đường trong máu của các bạn để có thể theo dõi, để biết nguyên nhân khiến các chỉ số này tăng hoặc giảm.
Cách kiểm tra lượng đường trong máu
Các bạn có thể dễ dàng kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách sử dụng máy thử đường huyết cá nhân.
Hiện nay có rất nhiều máy đo đường huyết cá nhân trên thị trường, bạn hay hỏi Bác sỹ chuyên về Nội Tiết sẽ tư vấn cho bạn loại máy tốt và chính xác nhất
Thiết lập các mục tiêu về mức đường trong máu:
- Đường huyết đói, trước ăn: 80- 130 mg/dl
- Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dl
- Đường huyết trước khi ngủ: 110 -160 mg/dl
Bảng trên liệt kê các mục tiêu về mức đường trong máu dành cho đa số bệnh nhân tiểu đường (không mang thai).
Tuy nhiên, mục tiêu đường huyết phải được cá thể hóa cho từng bệnh nhân. Tùy vào tuổi, bệnh lý kkèm theo, khả năng bị hạ đường huyết, hay kỳ vọng sống của bệnh nhân bao nhiêu năm… mà bác sỹ điều trị bệnh tiểu đường của các bạn sẽ thiết lập các mục tiêu phù hợp cho các bạn.
Biết mức A1C của các bạn
HbA1c là kết quả của sự kết hợp giữa hemoglobin trong hồng cầu và đường glucose. Khi glucose tăng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm HbA1c và chỉ số này cũng tăng theo.
HbA1c phản ánh lượng đường trung bình của người bệnh trong 2-3 tháng vừa qua. Các biến chứng của bệnh tiểu đường tương quan chặc chẽ với chỉ số HbA1c.
Hạ thấp mức HbA1C xuống dưới 7% sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng do bệnh tiểu đường.
Do đó, HbA1C < 7% là mục tiêu đặt ra trong điều trị bệnh tiểu đường.
Bao lâu bệnh nhân đái tháo đường làm xét nghiệm A1C một lần?:
- Ít nhất xét nghiệm HbA1c 2 lần trong một năm, nếu mức đường trong máu của người bệnh được kiểm soát tốt.
- Xét nghiệm HbA1c: 4 lần một năm ( mỗi 3 tháng ) nếu các bạn không đạt các mục tiêu hoặc khi bác sĩ thay đổi điều trị.