Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ ADA 2022 đưa ra các khuyến cáo về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, tiểu đường.
Trên bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của đái tháo đường, việc đo đường huyết là đủ để chẩn đoán (có các triệu chứng tăng đường huyết hoặc cơn tăng đường huyết cộng với đường huyết ngẫu nhiên > 200 mg/dL [11,1 mmol/L]).
Trong những trường hợp này, việc biết được mức đường huyết là cần thiết vì ngoài việc xác nhận rằng các triệu chứng là do bệnh đái tháo đường, nó sẽ quyết định các chiến lược quản lý và điều trị.
Một số bác sĩ cũng có thể muốn biết HbA1C để xác định tình trạng tăng đường huyết mạn tính.
Các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường:

Chẩn đoán đái tháo đường chỉ cần 1 trong 4 tiêu chí sau để chẩn đoán bệnh:
BẢNG:Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG |
Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol /l). Đói được định nghĩa là không ăn hay uống thực phẩm chứa calo ít nhất 8 giờ. |
HOẶC |
Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước. |
HOẶC |
A1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chứng nhận bởi NSPG và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn xét nghiệm trong nghiên cứu DCCT. |
HOẶC |
Trên những bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay đường huyết tăng rất cao, đường huyết bất kì ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) |
DCCT, Diabetes Control and Complications Trial; FPG, fasting plasma glucose: đường huyết tương lúc đói 2-h PG, 2-h plasma glucose: đường huyết tương 2 giờ sau ăn. OGTT, oral glucose tolerance test: Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống WHO, World Health Organization – Tổ chức sức khỏe Thế giới. Lưu ý:Trong trường hợp không có tăng đường huyết rõ ràng, chẩn đoán cần có hai kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hai mẫu xét nghiệm riêng biệt. |
Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu. Không dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường.
Xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường – đái tháo đường
Trừ khi có chẩn đoán lâm sàng rõ ràng (ví dụ, bệnh nhân đang trong cơn tăng đường huyết hoặc có các triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết và glucose huyết tương ngẫu nhiên > 200 mg/dL [11,1 mmol/L]), chẩn đoán yêu cầu hai kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường trong cùng một mẫu, hoặc trong hai mẫu thử riêng biệt.
Chú ý !
Khi không có các triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường- đái tháo đường đòi hỏi 2 kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu máu hay từ 2 mẫu máu khác nhau.
Nếu sử dụng hai mẫu xét nghiệm riêng biệt, thì mẫu xét nghiệm thứ hai, có thể là lặp lại xét nghiệm ban đầu hoặc thực hiện một xét nghiệm khác, cần được thực hiện ngay lập tức.
Ví dụ, nếu A1C là 7,0% (53 mmol/mol) và kết quả lặp lại là 6,8% (51 mmol/mol), chẩn đoán bệnh đái tháo đường được xác nhận. Nếu hai xét nghiệm khác nhau (chẳng hạn như A1C và đường huyết đói – FPG) đều trên ngưỡng chẩn đoán khi phân tích từ cùng một mẫu hoặc trong hai mẫu xét nghiệm khác nhau, điều này cũng xác định chẩn đoán.
Mặt khác, nếu một bệnh nhân có kết quả trái ngược nhau từ hai xét nghiệm khác nhau, thì kết quả xét nghiệm cao hơn ngưỡng chẩn đoán phải được lặp lại, với sự cân nhắc cẩn thận về khả năng gây nhiễu xét nghiệm A1C.
Chẩn đoán được xác lập trên cơ sở xét nghiệm được thực hiện lại. Ví dụ, nếu một bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường là A1C (hai kết quả > 6,5% [48 mmol/mol]) nhưng đường huyết đói không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán: FPG (<126 mg/dL [7,0 mmol/L]), thì người đó nên được coi là mắc bệnh đái tháo đường.
Mỗi xét nghiệm sàng lọc đều có biến số tiền phân tích và phân tích, vì vậy có thể một xét nghiệm mang lại kết quả không mong muốn (tức là trên ngưỡng chẩn đoán), khi được lặp lại, sẽ cho ra giá trị dưới ngưỡng chẩn đoán. Trường hợp này có thể xảy ra đối với đường huyết đói FBG và đường huyết sau ăn 2 giờ nếu các mẫu xét nghiệm glucose vẫn để ở nhiệt độ phòng và không được quay ly tâm kịp thời.
Điều quan trọng là các mẫu máu xét nghiệm glucose huyết tương phải được quay, tách ngay sau khi chúng được rút ra. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm gần ranh giới của ngưỡng chẩn đoán, bác sĩ nên thảo luận về các dấu hiệu và triệu chứng với bệnh nhân và lặp lại xét nghiệm sau 3–6 tháng.
Người bệnh nên ăn một chế độ ăn hỗn hợp với ít nhất 150g carbohydrate vào 3 ngày trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống – OGTT. Nhịn ăn và hạn chế carbohydrate có thể gây tình trạng tăng giả mức đường huyết khi dùng phương pháp OGTT.
Công cụ giúp đơn giản hoá việc chẩn đoán bệnh tiểu đường
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm nào, nhập kết quả xét nghiệm để chẩn đoán
Nguồn: Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2022