• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tránh té ngã cho người bệnh tiểu đường

Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bệnh tiểu đường gây biến chứng thần kinh ngoại biên làm gia tăng nguy cơ té ngã.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng người bị bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên có nguy cơ cao bị té ngã trong các hoạt động hàng ngày; bởi vì bệnh nhân tiểu đường có nhiều khả năng bị suy giảm cân bằng.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là biến chứng mạn tính thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường;

Các triệu chứng thường gặp như đau, rát buốt, châm chích, ngứa, mất cảm giác ở bàn chân, bàn tay.

Tuy nhiên, triệu chứng mất thăng bằng cũng rất thường gặp. Biến chứng thần kinh ngoại biên cũng làm gia tăng nguy cơ bị đoạn chi ( cắt chân ).

Theo một bài báo Healio, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự thăng bằng của người bệnh tiểu đường trong ba bài tập – đi lên cầu thang, đi xuống cầu thang, và mức độ đi bộ.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên 22 người mắc bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên, 39 người bị tiểu đường nhưng không có biến chứng thần kinh ngoại biên, và 28 người không bị tiểu đường.

Trong bài tập đi lên cầu thang, những người tham gia bị tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên có xu hướng nghiêng nhẹ về phía trước nhiều hơn những người khác.

Không ai thích nghĩ về chuyện bị té ngã, nhưng nếu bạn bệnh tiểu đường đồng thời có biến chứng thần kinh ngoại biên, bạn cần phải biết rằng bạn có nguy cơ cao bị té ngã.

Để ngăn ngừa việc này, bạn nên thực hiện các bài tập để tăng cường cơ lực và cải thiện sự cân bằng của bạn; khi tập thể dục phải hết sức thận trọng, nên hỏi ý kiến Bác sĩ của bạn.

Tập thể dục cho bàn chân mỗi ngày:

Tập thể dục cho bàn chân để tránh té ngã cho người bệnh tiểu đường

Bạn cũng nên kiểm tra môi trường gia đình của mình như sàn nhà có trơn quá hay không? Loại bỏ các mối nguy hiểm tiềm tàng khác.

Nên sử dụng gậy nếu bạn lớn tuổi, đi lại hơi khó khăn, thận trọng không bao giờ thừa.

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
17/06/2020

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Vai trò insulin và glucagon trong điều hoà đường huyết

    Vai trò insulin và glucagon trong điều hoà đường huyết

  • Bệnh võng mạc tiểu đường

    Bệnh võng mạc tiểu đường

  • Các biến chứng tiểu đường thường gặp

    Các biến chứng tiểu đường thường gặp

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.