• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Logo website daithaoduong.com Navigation Pro themes

Kiến thức bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ ONLINE
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp bệnh tiểu đường
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường  – Diabetic Peripheral Neuropathy xảy ra khi các sợi thần kinh cảm giác và vận động ở ngoại biên bị tổn thương do bệnh đái tháo đường.

Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường tác động lên khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường, gây đau, mất ngủ, tăng nguy cơ té ngã và gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống, loét chân và đoạn chi.

Nội dung

  • Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
    • Triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
    • Các test trên lâm sàng giúp đánh giá tổn thương bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường:
    • Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên khác
  • Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
    • Khuyến cáo của ADA, AACE:
    • Điều trị giảm đau thần kinh do đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 từ 5 năm trở lên và tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được đánh giá bệnh thần kinh ngoại biên hàng năm bằng khám lâm sàng và thực hiện các test đơn giản.

Có tới 50% bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường không có triệu chứng, nếu không được phát hiện và phòng ngừa loét chân, những bệnh nhân đái tháo đường này có nguy cơ cao bị chấn thương, loét chân và đoạn chi.

Triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Triệu chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường tuỳ thuộc vào sợi dây thần kinh cảm giác nào bị tổn thương. Các sợi thần kinh sợi nhỏ thường bị tổn thương sớm nhất, vì vậy các triệu chứng xuất hiện sớm nhất thường là đau và dị cảm.

Đặc điểm của triệu chứng đau thần kinh: đau kiểu rát buốt, nóng, ngứa hay như điện giật, thường tăng nhiều vào ban đêm. Đau có thể tăng thêm khi chạm nhẹ với giày, vớ hay chăn mền. 

Các triệu chứng liên quan đến tổn thương các dây thần kinh sợi lớn như: tê bì, ngứa mà không đau, mất cảm giác bảo vệ.

Người bệnh cũng có thể có cảm giác bàn chân vô cảm, mô tả như đi trên bông gòn hay bàn chân bao bọc bởi len.

Mất cảm giác bảo vệ là do bệnh đa dây thần kinh cảm giác vận động ngoại biên và là yếu tố nguy cơ gây loét chân ở người đái tháo đường. 

Các test trên lâm sàng giúp đánh giá tổn thương bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường:

Các test lâm sàng sau đây có thể được dùng để đánh giá chức năng sợi thần kinh sợi lớn, sợi nhỏ và cảm giác bảo vệ:

1- Đánh giá chức năng sợi nhỏ: cảm giác nhiệt và cảm giác đau bằng kim.

2- Đánh giá chức năng sợi lớn: phản xạ chi dưới, đánh giá tiếp nhận rung bằng âm thoa 128Hz và monofilament 10gr.

3- Đánh giá cảm giác bảo vệ: sử dụng monofilament 10gr để xác định nguy cơ loét chân và đoạn chi.

Khám thần kinh ngoại biên do đái tháo đường: monofilament, khám chạm nhẹ, rung âm thoa, vị trí, cảm giác đau bằng kim

Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên khác

Cần tìm các nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên khác có thể điều trị được như:

  • Nghiện rượu
  • Thuốc gây độc thần kinh: vd, hoá trị
  • Thiếu vitamin B12
  • Suy giáp
  • Suy thận
  • Ung thư: vd, multiple myeloma, bronchogenic carcinoma…
  • HIV
  • Các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác: chronic inflammatory demyelinating neuropathy, inherited neuropathies

Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Khuyến cáo của ADA, AACE:

Kiểm soát đường huyết tốt ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp ngăn chặn hay trì hoãn biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu cùng với thay đổi lối sống như giảm cân, tập thể dục được khuyến cáo để ngăn chặn biến chứng thần kinh ở bệnh nhân  đái tháo đường type 2. 

Điều trị giảm đau thần kinh do đái tháo đường

Lưu đồ điều trị đau do biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Pregabalin, duloxetine, và capsaicin 8% patch là những thuốc được khuyến cáo cho điều trị giảm đau thần kinh do đái tháo đường. 

Các nhóm thuốc này cũng chỉ có hiệu quả trong khoảng 30 – 50%.

Gabapentin và một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác cũng có thể có hiệu quả trên lâm sàng. 

Phối hợp 2 hay nhiều nhóm thuốc khác nhau giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ hơn là sử dụng một nhóm với liều tối đa. 

Nhóm opioids, như là tapentadol hay tramadol không được khuyến cáo sử dụng vì có nguy cơ cao gây nghiện, lạm dụng thuốc, an thần và các vấn đề về tâm lý xã hội.

Carbamazepine và a-Lipoic Acid: mặc dù không được FDA phê chuẩn trong điều trị giảm đau thần kinh ngoại biên, nhưng cũng có hiệu quả và nên cân nhắc thêm vào điều trị.

Nhóm thuốc kháng viêm Non-steroid nên tránh sử dụng để điều trị giảm đau mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường do tác dụng gây hại lên thận.

Tăng cường tập thể dục nhịp điệu đều đặn, các bài tập tăng sức cơ và thăng bằng; giảm lối sống tĩnh tại, lười vận động và thay đổi chế độ ăn uống theo hướng giảm calo và tăng thức ăn có nguồn gốc thực vật, chất béo đa, không bão hoà đã được chứng minh có hiệu quả tích cực trên nhiều bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bao gồm cả giảm đau thần kinh.

Tóm lại: 

Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường type 2 nào và đái tháo đường type 1 sau 5 năm.

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng, các test chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị bao gồm: kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu, phối hợp thay đổi lối sống: tập thể dục và thay đổi chế độ ăn.

Thuốc điều trị giảm đau thần kinh: Pregabalin, duloxetine, và capsaicin 8% và một số nhóm khác.

Tham khảo:

Retinopathy, Neuropathy, and Foot Care: Standards of Care in Diabetes—2023

American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline: Developing a Diabetes Mellitus Comprehensive Care Plan 2022 Update

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
06/03/2023

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Biến chứng mạn tínhTags: Biến chứng thần kinh đái tháo đường, Guidelines AACE 2022, Guidelines ADA 2023

Bài viết bạn nên đọc:

  • Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

    Té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

    Biến chứng đái tháo đường tương quan với HbA1c

  • Điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường

    Điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Công cụ chẩn đoán- đánh giá – chuyển đổi đơn vị

  • XEM TẤT CẢ CÁC CÔNG CỤ
  • Tính BMI
  • Tính độ lọc cầu thận GFR
  • Công cụ giúp chẩn đoán tiểu đường
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết lập mục tiêu HbA1c
  • Nguy cơ hạ đường huyết
  • Chuyển đổi đơn vị đường Glucose, HbA1c

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

  BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com