• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Bệnh tiểu đường - Đái tháo đường | Bs Ngô Thế Phi

Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

  • Blog bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị tiểu đường từ xa
    • TRANG ĐIỀU TRỊ TỪ XA CỦA BẠN
    • ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Tác giả
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng mạn tính/Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz
Cách khám cảm giác rung trong biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz giúp phát hiện các tổn thương sợi lớn trong bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.

Nội dung Ẩn
1 Cách khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz
2 Kết luận mất hay còn cảm giác rung

Cách khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

Bệnh nhân nên được khám ở tư thế nằm ngữa.

Chọn rung âm thoa 128 Hz để khám.

Chọn rung âm thoa 128 hz để khám cảm giác rung

Đầu tiên, đặt rung âm thoa lên cổ tay của bệnh nhân (hoặc khuỷu tay hoặc xương đòn) để bệnh nhân thử cảm nhận cảm giác rung bình thường.

Đảm bảo bệnh nhân không thấy hoặc biết vị trí người khám sẽ đặt rung âm thoa.

Đặt rung âm thoa lên mặt lưng đốt xa của ngón chân cái (hoặc ngón chân khác nếu bệnh nhân bị mất ngón chân cái).

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz để phát hiện biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Đặt rung âm thoa trên ngón cái chân với lực không đổi

Đặt rung âm thoa vuông góc với áp lực không đổi.

Lặp lại thao tác 2 lần tại cùng 1 vị trí, nhưng xen kẽ với ít nhất một thao tác “giả” với rung âm thoa không tạo rung.

Kết luận mất hay còn cảm giác rung

Bệnh nhân được kết luận còn nhận biết cảm giác rung nếu bệnh nhân trả lời có nhận biết hai trong ba lần đặt âm thoa.

Ngược lại, kết luận mất cảm giác rung khi bệnh nhân trả lời không nhận biết rung hai trong ba lần.

Nếu bệnh nhân không thể cảm nhận được cảm giác rung trên ngón chân thì lặp lại thao tác khám với các vị trí phía trên (ví dụ: xương mắt cá, lồi củ xương chày).

Trong suốt quá trình khám nên khuyến khích bệnh nhân bằng cách đưa ra các phản hồi tích cực.

Mất cảm giác rung chứng tỏ bệnh nhân có biến chứng thần kinh do đái tháo đường, gia tăng nguy cơ loét và đoạn chi.

Written by:
Bs Chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi
Published on:
Tháng Ba 8, 2023

Categories: Biến chứng mạn tính, Xét nghiệm và các nghiệm phápTags: Biến chứng thần kinh đái tháo đường, Khám thần kinh ngoại biên

Bài viết bạn nên đọc:

  • Các biến chứng thần kinh do tiểu đường

    Các biến chứng thần kinh do tiểu đường

  • Phòng ngừa các biến chứng mạn tính của tiểu đường

    Phòng ngừa các biến chứng mạn tính của tiểu đường

  • Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết True Result

    Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết True Result

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE

Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi

Phòng khám chuyên khoa, điều trị bệnh lý tiểu đường - Nội tiết

  • Xét nghiệm chẩn đoán, xác định type tiểu đường, theo dõi đường huyết, HbA1c
  • Xét nghiệm tổng quát...
  • Điều trị, phòng ngừa các biến chứng liên quan tiểu đường, tim mạch...
ĐẾN PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Sidebar chính

Các chuyên mục trong website

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Phòng ngừa hay trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer Icon

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI
Chuyên khoa 2 Nội Tiết

Copyright © 2008–2023 - Website daithaoduong.com