KDIGO khuyến cáo điều trị suy thận do tiểu đường – đái tháo đường: cần chọn lựa thuốc hạ đường huyết, ưu tiên nhóm SGLT-2 hay đồng vận GLP-1, cùng với hạ huyết áp.
Quan trọng nhất trong điều trị bệnh thận mạn do đái tháo đường là kiểm soát đường huyết
Tăng đường huyết gây tổn thương thận và là nguyên nhân chính của bệnh thận mạn do đái tháo đường. Do đó kiểm soát đường huyết chặc chẽ sẽ giúp làm chậm diễn tiến của bệnh thận. Trong những trường hợp sớm có thể đảo hồi chức năng thận về bình thường.
Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ:
- Tuân thủ điều trị thuốc hay insulin
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường
- Tăng cường hoạt động thể lực
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
Chọn lựa thuốc điều trị tiểu đường trên bệnh nhân suy thận
Có một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường mới được chứng minh là giúp cải thiện chức năng thận cho bệnh thận mạn trên người tiểu đường.
Trong giai đoạn này, việc lựa chọn thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường phải được chỉ định bởi Bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết có kinh nghiệm.
Tránh những nhóm thuốc hạ đường huyết quá mức, chỉnh liều insulin cho phù hợp.
Xem xét một số thuốc chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận
Những thuốc có khả năng gây độc cho thận phải được cân nhắc: Kháng viêm non- steroid, Paracetamol….
Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận
Bên cạnh tuân thủ chế độ ăn dành cho người đái tháo đường, bệnh nay6n suy thận còn phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người suy thận:
Ăn nhạt là bắt buộc:
Thận giảm chức năng do vậy khả năng thải muối rất kém, nếu ăn mặn sẽ làm giữ muối và tăng huyết áp không kiểm soát được, dẫn đến suy thận nặng thêm.
Chế độ ăn giảm đạm giúp cải thiện bệnh thận mạn
Bệnh nhân tiểu đường kèm bệnh thận mạn, ăn quá nhiều protein sẽ tạo ra nhiều chất thải làm xấu chức năng của thận.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận nên hạn chế lượng đạm mỗi ngày, khoảng 0,8gr đạm/ kg cân nặng mỗi ngày.
Sử dụng acid amin phù hợp cho bệnh nhân suy thận: Ketosteril giúp giảm ure máu, cải thiện chức năng thận của bệnh nhân, bù lượng acid amin thiết yếu
Chọn thuốc điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn
Một số thuốc hạ huyết áp cũng có chức năng làm chậm tiến trình của bệnh thận.
Có 2 loại : Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể đã được chứng minh là có khả năng phòng ngừa bệnh thận mạn và làm chậm tiến triển bệnh thận.
Nhiều bệnh nhân cần phối hợp nhiều loại thuốc để hạ huyết áp.
Lợi điểm của các nhóm thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể là ngoài việc hạ huyết áp còn có thể bảo vệ tiểu cầu thận.
Các nhóm thuốc này làm giảm đạm niệu, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh thận thậm chí trên bệnh nhân không bị huyết áp cao.
Một ví dụ của thuốc ức chế thụ thể là losartan (Cozaar), là thuốc hạ huyết áp có thể bảo vệ thận và giảm nguy cơ biến cố tim mạch .
Bất cứ thuốc nào giúp bệnh nhân hạ huyết áp < 130/80 mmHg đều tốt cho chức năng thận.
Kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác trên bệnh nhân suy thận
Kiểm soát mỡ máu trong bệnh thận mạn do đái tháo đường
Kiểm soát mỡ máu cũng góp phần ổn định chức năng thận.
Điều trị thiếu máu do suy thận:
Bệnh nhân suy thận mạn thường thiếu máu do giảm sản xuất hormon erythropoietin.
Erytropoietin có tác dụng kích thích sản xuất hồng cầu. Việc bổ sung sắt và hormon erythropoietin là cần thiết.
Điều trị thiếu can xi:
Thiếu hormon calcitriol do suy thận rất dễ gây loãng xương, đau xương sau này
Lọc thận và ghép thận cho bệnh thận mạn
Khi bệnh nhân tiểu đường diễn tiến tới suy thận giai đoạn cuối, cách điều trị là lọc thận ( chạy thận nhân tạo ) hay ghép thận.
Ngày nay, tỉ lệ sống còn trên bệnh nhân tiểu đường được ghép thận đã cải thiện đáng kể.
Lọc thận cho bệnh nhântiểu đường – đái tháo đường cũng giúp ổn định trong thời gian ngắn .
Tóm lại: chăm sóc tốt tạo nên sự khác biệt
Những điều bệnh nhân bị tiểu đường nên làm:
- Nên đo HbA1C ít nhất 2 lần trong năm. Xét nghiệm phản ánh mức độ đường huyết trung bình của bệnh nhân trong khoảng 3 tháng trước đó. Mục tiêu HbA1c nên < 7%.
- Nên thực hiện chế độ điều trị tích cực : tiêm insulin, thuốc , chế độ ăn, hoạt động thể lực , Theo dỏi đường huyết thường xuyên.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên, vào mỗi lần khám bệnh.
Nếu huyết áp cao ,nên được bác sỹ kê toa thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể ). - Mục tiêu là đưa huyết áp <130/80 mmHg.
- Đo độ thanh lọc cầu thận ít nhất mỗi năm một lần: đo creatinine máu
- Xét nghiệm tiểu đạm vi lượng trong nước tiểu ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra chức năng thận .
- Chế độ ăn phù hợp: giảm đạm, giảm muối .
Phòng khám tiểu đường của Bs chuyên khoa 2 Ngô Thế Phi là nơi để giúp bạn sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.