• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

  • Kiến thức bệnh tiểu đường
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
    • TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2
    • TIỀN TIỂU ĐƯỜNG
    • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
    • CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG
    • ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    • BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
    • HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
  • Phòng khám tiểu đường
  • Điều trị từ xa
    • Đăng ký điều trị TIỂU ĐƯỜNG từ xa
    • Trang hỗ trợ điều trị từ xa
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 1/Lịch trình tái khám theo dõi bệnh tiểu đường – đái tháo đường
Lịch trình theo dõi bệnh nhân đái tháo đường

Lịch trình tái khám theo dõi bệnh tiểu đường – đái tháo đường

Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần biết lịch trình theo dõi bệnh tiểu đường để mỗi lần tái khám có sự chuẩn bị trước.

Nội dung Ẩn
1 Lịch trình tái khám dành cho bệnh nhân tiểu đường
1.1 Theo dõi bệnh tiểu đường, mỗi 15 ngày – 1 tháng
1.2 Lịch trình tái khám tiểu đường mỗi 3 tháng
1.3 Lịch trình theo dõi bệnh tiểu đường mỗi 6 tháng:
1.4 Mỗi năm, bệnh nhân tiểu đường nên được theo dõi, điều trị và tầm soát các biến chứng sau:
2 Theo dõi bệnh tiểu đường có nguy cơ cao

Bệnh nhân tiểu đường cần biết lịch theo dõi để phối hợp với bác sỹ thực hiện.
Tuân thủ tốt sẽ giúp kiểm soát đường huyết  và quan trọng hơn là có thể phát hiện sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Lịch trình tái khám dành cho bệnh nhân tiểu đường

Theo dõi bệnh tiểu đường, mỗi 15 ngày – 1 tháng

Mỗi lần tái khám bạn nên thực hiện:

  • Tái khám thường xuyên
  • Kiểm tra huyết áp, mục tiêu huyết áp là <130/ 80 mmHg
  • Đo cân nặng, giữ BMI ở mức lý tưởng.
  • Đo đường huyết mao mạch bằng máy đo đường huyết cá nhân trước ở nhà để báo cho bác sĩ nắm.

Lịch trình tái khám tiểu đường mỗi 3 tháng

Tái khám tiểu đường mỗi 3 tháng
  • Xét nghiệm HbA1c mỗi 3 tháng để đánh giá mức đường glucose trung bình trong 3 tháng qua.
  • Kiểm tra huyết áp
  • Kiểm tra cân nặng
  • Nếu bệnh nhân đang tiêm insulin, cần kiểm tra cùng da tiêm insulin để tìm vùng loạn dưỡng mỡ do insulin.

Lịch trình theo dõi bệnh tiểu đường mỗi 6 tháng:

Lịch trình tái khám sau 6 tháng
  • Kiểm tra HbA1c, nếu đường huyết được kiểm soát tốt
  • Khám nha khoa phát hiện các bệnh lý răng miệng do đái tháo đường.

Mỗi năm, bệnh nhân tiểu đường nên được theo dõi, điều trị và tầm soát các biến chứng sau:

  • Khám mắt, chụp võng mạc huỳnh quang để phát hiện biến chứng võng mạc tiểu đường…
  • Tầm soát biến chứng thận: microalbumin niệu, xét nghiệm creatinine máu, siêu âm tổng quát…
  • Khám bàn chân để phát hiện biến chứng thần kinh: khám bằng monofilament, rung âm thoa, kim, cảm giác nóng lạnh, nông sâu…
  • Tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần, nên tiêm trước mùa mưa
  • Khám tổng quát, xét nghiệm chức năng gan, bộ mỡ máu( LDL-Cholesterol, Triglycerid, HDL-Cholesterol), đo điện tim, chụp Xquang tim phổi thẳng.
Kiểm tra xét nghiệm mỗi năm cho bệnh nhân tiểu đường

Việc khám tầm soát các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường rất quan trọng.

Lịch trình tái khám tiểu đường trên được áp dụng cho đa số bệnh nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lịch có thể được thay đổi tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Trong quá trình theo dõi bệnh tiểu đường, nếu có bệnh lý bất thường nào khác, bác sỹ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm khác. Ví dụ, đo điện tim, siêu âm , chụp X – quang phổi…

Những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ cao cần phải theo dõi điều trị, tái khám và xét nghiệm thường xuyên hơn.

Theo dõi bệnh tiểu đường có nguy cơ cao

Những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao là những bệnh nhân:

LƯU Ý

Có mức đường huyết không ổn định và không đạt mục tiêu điều trị trong 12 tháng qua.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường

Có biến chứng đái tháo đường

Có vấn đề về tâm lý xã hội ( gồm nghiện rượu hoặc chất gây nghiện ) làm bệnh khó kiểm soát.

Hạ đường huyết.

Trên những bệnh nhân này cần có phối hợp giữa bác sĩ điều trị và bệnh nhân để việc theo dõi đường huyết chặc chẽ hơn.

Lịch trình tái khám và các xét nghiệm trong trường hợp này tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, dựa vào từng tình trạng khác nhau của bệnh nhân có thể đưa ra lịch hẹn tái khám khác nhau.

Bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để theo dõi cho bạn trong những trường hợp này.

Tham khảo: Your Diabetes Care Schedule

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
10/06/2021

Categories: Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Theo dõi điều trị đái tháo đường

Bài viết bạn nên đọc:

  • Bệnh nhân tiểu đường uống bia rượu như thế nào?

    Bệnh nhân tiểu đường uống bia rượu như thế nào?

  • Hướng dẫn chọn máy thử đường huyết cá nhân

    Hướng dẫn chọn máy thử đường huyết cá nhân

  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 – TYPE 2 DIABETES

    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 – TYPE 2 DIABETES

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ XA - ONLINE !


Điều trị tiểu đường từ xa qua website daithaoduong.com do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách.

  • Không cần vào Bệnh viện, không phải đợi chờ
  • Điều trị và theo dõi bệnh ngay tại nhà với Bác sĩ chuyên khoa.
  • An toàn và hiệu quả với chi phí thấp!
TÌM HIỂU ĐIỀU TRỊ TỪ XA - ONLINE
ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRỊ TỪ XA

Sidebar chính

Dành cho Bác sĩ

Guidelines ADA Diabetes Care 2023 - Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023

Cập nhật Guideline ADA 2023: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Nguy cơ hạ đường huyết

Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết

thiết lập HbA1c mục tiêu

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Công cụ chẩn đoán tiểu đường – đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường

Phát hiện sớm tiểu đường – tháo đường type 2

Công cụ tính toán chuyển đổi trong tiểu đường

Công cụ chuyển đổi đường huyết và HbA1c

Các chuyên mục

  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi
  • Biến chứng đái tháo đường
    • Biến chứng cấp
    • Biến chứng mạn tính
  • Các bệnh lý khác
  • Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
  • Đái tháo đường ở trẻ em và người trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Điều trị đái tháo đường
    • Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
    • Điều trị đái tháo đường khi nhập viện
    • Guidelines điều trị tiểu đường
      • Guideline ADA
    • Hoạt động thể chất
    • Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1
    • Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2
  • Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường
  • Kiến thức bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị đái tháo đường
  • Thuật toán chẩn đoán, chuyển đổi đơn vị
  • Tiền đái tháo đường
  • Xét nghiệm và các nghiệm pháp

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

Do Bác sĩ chuyên khoa 2 Nội Tiết NGÔ THẾ PHI phụ trách

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Footer logo 120

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức

BS.NGÔ THẾ PHI

Website daithaoduong.com © 2008–2023.