Chỉ số HbA1c là gì?
Chỉ số HbA1c còn được gọi là đường huyết trung bình
HbA1c : Glycated hemoglobin
Hemoglobin trong hồng cầu khi tiếp xúc với glucose trong máu không qua phản ứng với enzyme, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, quá trình này gọi là glycate hóa.
Glucose trong máu càng cao, làm gia tăng sự gắn kết giữa Hemoglobin và glucose càng nhiều, làm gia tăng các sản phẩm của quá trình glycate hóa, trong đó có HbA1c.
Quá trình gắn kết giữa Hemoglobin của hồng cầu và glucose sản sinh ra rất nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm:
HbA (α2β2), HbA2 (α2δ2), and HbF (α2γ2), HbA1a1, HbA1a2, HbA1b, and HbA1c…
Trong đó, HbA1c – Hemoglobin A1c lần đầu tiên được phân tách bởi Huisman và Meyering vào năm 1958.
HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 12 tuần ( 3 tháng ) trước đó.
Tóm lại: đường glucose trong máu càng cao, quá trình gắn kết giữa glucose và Hemoglobin của hồng cầu càng nhiều sẽ làm gia tăng số lượng HbA1c và ngược lại.”
CHỈ SỐ HbA1c ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày và bệnh nhân không cần phải chuẩn bị, như nhịn đói hơn 8 giờ…
Những đặc điểm này đã giúp nó trở thành xét nghiệm được ưa thích trong chẩn đoán hay tầm soát bệnh đái tháo đường.
Khuyến cáo chỉ số HbA1c của ADA trong chẩn đoán đái tháo đường:
- A1C 5.7–6.4% (39–47 mmol/mol): Tiền đái tháo đường
- A1C ≥6.5% (48 mmol/mol): Đái tháo đường
Xét nghiệm bên được thực hiện ở phòng xét nghiệm đang sử dụng phương pháp được chưng 1nha65n bởi NGSP và chuẩn hóa theo xét nghiệm nghiên cứu DCCT.
Khuyến cáo sử dụng chỉ số HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường ADA:
- Để tránh trường hợp chẩn đoán sai hay bỏ soát chẩn đoán, xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện bằng phương pháp đã được chấp thuận bởi NGSP và được chuẩn hóa theo Diabetes Control and Complications Trial (DCCT) assay. B
- Sự khác biệt quá nhiều giữa HbA1c và mức đường huyết trong máu nên nghi ngờ khả năng mẫu thử HbA1c bị sai do các biến thể của hemoglobin (các bệnh lý về Hemoglobin) và nên sử dụng loại thuốc thử HbA1c không bị nhiễu với các bệnh lý hemoglobin hoặc sử dụng tiêu chuẩn đường huyết để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.B
- Trong những trường hợp mà mối liên hệ giữa glucose và hemoglobin bị thay đổi, như bệnh hồng câu hình liềm, phụ nữ mang thai ( tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 hay khoảng thời gian sau sanh), thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase , HIV, tán huyết, mất máu hay truyền máu gần đây… chỉ tiêu chuẩn đường trong máu được dùng để chẩn đoán đái tháo đường. B
VAI TRÒ HbA1c TRONG KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Liên quan giữa HbA1c và các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.
Theo nghiên cứu UKPDS, Chỉ cần giảm HbA1c đi 1% chúng ta đã giúp bệnh nhân giảm được nhiều biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ như hình bên dưới:
Khuyến cáo chỉ số HbA1c trong theo dõi đường huyết
- Xét nghiệm HbA1C ít nhất 2 lần trong một năm đối với những bệnh nhân đái tháo đường đã đạt mục tiêu điều trị( và đường huyết đã được kiểm soát ) . E
- Thực hiện xét nghiệm HbA1C mỗi 3 tháng trên bệnh nhân đái tháo đường đang thay đổi điều trị hay những người bệnh chưa đạt mục tiêu đường huyết. E
- Thời điểm xét nghiệm HbA1c là cơ hội để quyết định thay đổi điều trị. E
Khuyến cáo chỉ số HbA1c trong kiểm soát đường huyết- ADA
- Mục tiêu HbA1c chấp nhận được cho người trưởng thành, không mang thai là <7% (53 mmol/mol). A
Bác sỹ ( nhân viên y tế) có thể đưa ra mục tiêu HbA1c thấp hơn ( như là <6.5% [48 mmol/mol]) cho một số trường hợp bệnh nhân, nếu không gây ra hạ đường huyết nghiêm trọng hay những tác dụng phụ khác.
- Những bệnh nhân thích hợp để đưa mục tiêu HbA1c thấp là: có thời gian bị bệnh đái tháo đường ngắn, đái tháo đường type 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hay chỉ uống metformin, thời gian sống còn lại lâu dài, hay không có biến chứng tim mạch quan trọng. C
- Mục tiêu HbA1c ít chặc chẽ hơn (như chỉ số HbA1c <8% [64 mmol/mol]) có thể thích hợp với những bệnh nhân có tiền sử bị hạ đường huyết nặng, thời gian sống còn lại ngắn, có biến chứng mạch máu lớn hay mạch máu nhỏ nghiêm trọng, có thêm bệnh đồng mắc, hay thời gian bị bệnh đái tháo đường lâu năm mà mục tiêu kiểm soát đường huyết khó thực hiện mặc dù đã giáo dục bệnh nhân, theo dõi đường huyết thích hợp, uống nhiều thuốc trong đó đã bao gồm insulin. B
- Tái đánh giá lại mục tiêu điều trị theo thời gian. E
Giới hạn của xét nghiệm HbA1c
HbA1c là xét nghiệm đo lường gián tiếp mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng trước đó, vì vậy xét nghiệm này cũng có những giới hạn của nó.
- Trong những trường hợp bệnh lý ảnh hưởng đến vòng đời của đời sống hồng cầu sẽ làm cho kết quả HbA1c không tương quan với mức đường trong máu. Do đó trong những trường hợp sau, bác sỹ nên cân nhắc chỉ định xét nghiệm Fructosamine:
- Tán huyết hay thiếu máu,
- Thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase ,
- Mới được truyền máu,
- Sử dụng thuốc kích thích tạo hồng cầu,
- Bệnh thận giai đoạn cuối
- Phụ nữ đang mang thai,
- Nên nghĩ đến các biến thể của hemoglobin ( HbC, HbS, HbE,HbF…) đặc biệt khi kết quả HbA1c không tương xứng với kết quả tự theo dõi đường huyết của bệnh nhân.
- HbA1C không giúp chúng ta phát hiện được mức độ dao động, biến thiên của đường huyết, đường huyết quá cao hay hạ đường huyết.
Đối với những bệnh nhân có sự biến thiên đường huyết nhiều, đặc biệt trên những bệnh nhân đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường type 2 có sự thiếu hụt insulin trầm trọng, việc theo dõi đường huyết nên sử dụng cả HbA1c và tự theo dõi đường huyết.
HBA1C VÀ ĐƯỜNG HUYẾT TRUNG BÌNH
Mối quan hệ giữa HbA1c và đường huyết trung bình được mô tả theo công thức : 28.7 X A1C – 46.7 = eAG.
Tính HbA1c trung bình:
Bảng chuyển đổi giữa HbA1c và đường huyết trung bình
Tóm tắt:
Chỉ số Hba1c là sản phẩm của sự gắn kết glucose vào hemoglobin của hồng cầu
Glucose trong máu càng cao, HbA1c càng tăng
HbA1c được sử dụng trong chẩn đoán đái tháo đường và theo dõi đường huyết trung bình của bệnh nhân
Bệnh nhân đái tháo đường nên được chỉ định HbA1c mỗi 3 tháng để theo dõi và thay đổi điều trị.
Mục tiêu điều trị: chỉ số HbA1c là <7%, mục tiêu cao hơn hay thấp hơn có thể cần thiết trong một số trường hợp
Hba1c sẽ không tương thích với đường huyết trung bình trên những bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến đời sống hồng cầu hay hemoglobin.
Chúng ta có thể chuyển đổi giá trị HbA1c (%) ra giá trị đường huyết trung bình để giải thích cho bệnh nhân hiểu.
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.