• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin cartridge
Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin cartidge

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin cartridge

Bút tiêm insulin cartridge đã được hãng MEGA đưa ra thị trường, chứa loại insulin 30/70 ( 30% insulin Regalur và 70% insulin NPH)

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Bút tiêm insulin cartridge có tên gọi là INSUPen ( Bút tiêm INSUNOVA CARTRIDGE )loại bút này khác với các loại bút tiêm insulin sử dụng một lần như Mixtard, Humalog…

Insulin cartridge

Bút tiêm insulin cartridge có thể sử dụng nhiều lần, khi tiêm hết ống thuốc, chỉ cần thay ống thuốc mới vào mà không phải bỏ đi toàn bộ bút ( cartridge ).
Để dễ dàng hiểu rõ cách sử dụng loại bút này, mới các bạn xem slides bên dưới, mỗi slide sẽ tự chuyển sau 10 giây:

Nội dung Ẩn
1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE (INSUPen):
2 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE ( INSUPen):
2.1 1/- Tôi phải làm gì nếu bọt khí hiện diện trong ống thuốc?
2.2 2/- Tôi phải làm gì nếu không có giọt insulin nào xuất hiện ở đầu kim tiêm khi tiến hành kiểm tra dòng insulin (đuổi khí)?
2.3 3/- Tại sao việc kiểm tra dòng insulin và đuổi khí trước khi tiến hành tiêm thuốc lại quan trọng?
2.4 4/- Tại sao đối với một ống thuốc mới, cần vài nỗ lực trong bước đuổi khí trước khi một giọt insulin được thấy ở kim tiêm?
2.5 5/- Tôi cần làm gì nếu lỡ đặt liều cao hơn liều cần tiêm khi sử dụng bút tiêm insulin cartridge.
2.6 6/- Tôi cần làm gì nếu lỡ đặt liều thấp hơn liều cần tiêm?
2.7 7/- Tôi nên làm gì nếu nút chọn liều bị ngừng lại không xoay được đến liều tiêm mong muốn khi sử dụng bút insulin cartridge?
2.8 8/- Tôi phải làm gì nếu nút tiêm thuốc dừng lại trong quá trình tiêm thuốc và số 0 không được hiển thị sau khi tiêm?
2.9 Có thể có một vài lý do giải thích cho hiện tượng trên:
2.10 9/- Tại sao tôi không thể chọn liều tiêm với một lượng nhỏ insulin còn lại trong ống thuốc?
3 CÁCH BẢO QUẢN VÀ GIỮ GÌN BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE ( INSUPen)
3.1 Bảo quản và sử dụng bút insulin cartridge:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE (INSUPen):

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE ( INSUPen): 

1/- Tôi phải làm gì nếu bọt khí hiện diện trong ống thuốc?

Sự hiện diện của bọt khí có thể ảnh hưởng đến lượng insulin cần tiêm vào cơ thể.
Một bọt khí nhỏ có thể vẫn còn hiện diện trong ống thuốc sau khi gõ nhẹ vào ống thuốc;

Chắc chắn rằng đã loại bỏ những bọt khí như đã đề cập trong phần hướng dẫn phía trên.

2/- Tôi phải làm gì nếu không có giọt insulin nào xuất hiện ở đầu kim tiêm khi tiến hành kiểm tra dòng insulin (đuổi khí)?

Kim tiêm có thể bị tắc.

Thay kim tiêm khác và tiến hành lại việc kiểm tra dòng insulin. Một vài giọt insulin sẽ xuất hiện như mô tả trong phần Đuổi khí (kiểm tra dòng insulin)

3/- Tại sao việc kiểm tra dòng insulin và đuổi khí trước khi tiến hành tiêm thuốc lại quan trọng?

Việc đuổi khí để chắc chắn rằng bút tiêm và kim tiêm đang hoạt động tốt. Một khi bút tiêm được tiến hành đuổi khí theo đúng quy trình, dòng insulin sẽ đi vào kim tiêm.

Nếu không tiến hành việc đuổi khí, có thể không lấy được chính xác lượng insulin cần tiêm.

4/- Tại sao đối với một ống thuốc mới, cần vài nỗ lực trong bước đuổi khí trước khi một giọt insulin được thấy ở kim tiêm?

Có thể có một khoảng cách nhỏ giữa cần pít tông của bút tiêm và nút chặn pít tông của bút insulin cartridge.

Sự lặp lại bước đuổi khí sẽ làm cần pít tông di chuyển và tiếp xúc với nút chặn pít tông.

Một khi tiếp xúc được, cần pít tông sẽ đẩy nút chặn pít tông của ống thuốc về phía trước, giúp dòng insulin đi vào kim tiêm.

5/- Tôi cần làm gì nếu lỡ đặt liều cao hơn liều cần tiêm khi sử dụng bút tiêm insulin cartridge.

Xoay nút chọn liều đến số thấp hơn cho đến khi liều mong muốn được xác lập.
Kiểm tra cửa sổ chỉ liều tiêm để đạt được liều mong muốn.

Liều tiêm mong muốn sẽ được xác lập lại mà không bị mất thuốc trong quá trình xoay chỉnh nút chọn liều.

Chắn chắn rằng điều này được làm trước khi bấm nút tiêm thuốc.

Không ấn vào nút tiêm thuốc khi xoay chỉnh nút chọn liều để tránh mất thuốc . Không thể chỉnh liều trong khi tiêm thuốc.

6/- Tôi cần làm gì nếu lỡ đặt liều thấp hơn liều cần tiêm?

Xoay nút chọn liều đến số cao hơn cho đến khi liều mong muốn được xác lập.
Kiểm tra cửa sổ của đuôi bút tiêm insulin cartridge chỉ liều tiêm để đạt được liều mong muốn.

Liều tiêm mong muốn sẽ được xác lập lại mà không bị mất thuốc trong quá trình xoay chỉnh nút chọn liều.

Chắn chắn rằng điều này được làm trước khi bấm nút tiêm thuốc. Không ấn vào nút tiêm thuốc khi xoay chỉnh nút chọn liều để tránh mất thuốc . Không thể chỉnh liều trong khi tiêm thuốc.

7/- Tôi nên làm gì nếu nút chọn liều bị ngừng lại không xoay được đến liều tiêm mong muốn khi sử dụng bút insulin cartridge?

Vì lý do hoặc cố gắng lấy lượng thuốc để tiêm nhiều hơn lượng thuốc còn trong ống thuốc, hoặc cố gắng lấy một lượng thuốc nhiều hơn 60 đơn vị.

Ví dụ: cần lấy 22 đơn vị nhưng chỉ còn 15 đơn vị trong ống thuốc, nút chọn liều sẽ không thể xoay đến những vị trí trên 15 đơn vị.

Nếu cố gắng để xoay nút chọn liều hơn 15 đơn vị (trong trường hợp này), bút tiêm có thể bị hỏng.

Điều cần làm trong trường hợp này là tiêm 15 đơn vị còn lại trong ống thuốc. Sau đó, thay một ống thuốc mới và theo các bước từ Bước 1 đến Bước 12 để tiêm nốt 7 đơn vị còn lại, như vậy tổng liều tiêm sẽ là 22 đơn vị.

8/- Tôi phải làm gì nếu nút tiêm thuốc dừng lại trong quá trình tiêm thuốc và số 0 không được hiển thị sau khi tiêm?

Điều đó có nghĩa là không nhận được liều insulin mong muốn. Đừng cố gắng ấn nút tiêm thuốc xuống.

Có thể có một vài lý do giải thích cho hiện tượng trên:

– Trong suốt thời gian tiêm thuốc, không ấn nút tiêm thuốc với thời gian đủ dài. Chắc chắn rằng ấn giữ nút tiêm thuốc 10 giây như hướng dẫn.

Ấn lực lên mép cạnh của nút bấm tiêm thuốc có thể dẫn đến sự tắc nghẽn khi tiêm thuốc. Kim tiêm có thể bị tắc nghẽn.

 Thay kim tiêm khác và kiểm tra dòng insulin (đuổi khí) như mô tả trong phần Đuổi khí (kiểm tra dòng insulin).

Chọn số đơn vị còn lại cần để hoàn thành nốt liều tiêm và tiến hành tiêm thuốc như mô tả trong phần Tiêm thuốc.

Nếu bước ở trên không có kết quả, có thể ống thuốc bị tắc nghẽn. Trong trường hợp này, sử dụng một ống thuốc mới.

9/- Tại sao tôi không thể chọn liều tiêm với một lượng nhỏ insulin còn lại trong ống thuốc?

Insunova Cartridge (INSUPen) được thiết kế để tiêm ít nhất 300 đơn vị insulin.

Thiết kế của INSUPen bảo vệ ống thuốc không bị hết thuốc hoàn toàn bởi vì một lượng nhỏ insulin còn lại trong ống thuốc không thể được tiêm.

CÁCH BẢO QUẢN VÀ GIỮ GÌN BÚT TIÊM INSULIN CARTRIDGE ( INSUPen)

Bảo quản và sử dụng bút insulin cartridge:

  • Giữ bút tiêm INSUPen tránh ẩm, bụi, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nơi mà nhiệt độ có thể quá cao hoặc quá thấp.
  • Khi một ống thuốc được lắp vào bút tiêm INSUPen, bảo quản bút tiêm INSUPen như đề cập trong toa đi kèm với ống thuốc.
  • Nên giữ bút tiêm INSUPen trong hộp đựng bút tiêm được cung cấp kèm theo.
  • Tháo kim sau mỗi lần sử dụng. Không bảo quản bút tiêm có gắn kim tiêm để đảm bảo sự vô trùng. Điều này cũng giúp ngăn ngừa sự rò rỉ insulin, bọt khí và giảm thiểu sự tắc nghẽn của kim tiêm.
  • Không sử dụng cồn, nước ôxy già, chất tẩy hoặc bất cứ dung dịch tẩy rửa nào khác để lau bút tiêm.
  • Cũng không sử dụng chất bôi trơn như dầu mỡ vì có thể làm hỏng bút tiêm.
  • Giữ/ bảo quản bút tiêm INSUPen xa tầm tay trẻ em.

Nguồn: công ty MEGA

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
02/08/2018

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

Khám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz giúp phát hiện các tổn thương sợi lớn trong bệnh thần kinh …

Nội dung bài viết vềKhám cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz

Guidelines điều trị tiểu đường ADA, I step D

Các bài trong chương trình ISTEP-D năm 2016

ISTEP-D là chương trình đào tạo tiểu đường dành cho nhân viên y tế , năm 2016.Dưới đây là các tài …

Nội dung bài viết vềCác bài trong chương trình ISTEP-D năm 2016

Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân nội trú sử dụng corticoides

Kiểm soát đường huyết bệnh nhân đang sử dụng corticoides

Steroids - nhóm corticosteroides là những thuốc gây tăng đường huyết. Các nhóm thuốc này như …

Nội dung bài viết vềKiểm soát đường huyết bệnh nhân đang sử dụng corticoides

Không nên chia nhỏ bữa ăn, ăn vặt

Có nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?

Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần và mỗi lần ăn ít để kiểm soát đường huyết là lời khuyên mà …

Nội dung bài viết vềCó nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần?

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com