• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây đúng cách
Hướng dẫn tiểu đường ăn trái cây

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây đúng cách

Trong trái cây chứa nhiều loại đường như sucrose, fructose và glucose. Quan trọng hơn, trong trái cây chứa nhiều carbohydrate do đó bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây nhiều sẽ làm tăng đường trong máu. 

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email
Nội dung Ẩn
1 Trái cây có làm tăng đường hay không?
2 Hướng dẫn người tiểu đường ăn trái cây nào?
2.1 Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
2.2 Những khuyến cáo người bệnh tiểu đường ăn trái cây
3 Mỗi ngày người tiểu đường ăn trái cây bao nhiêu phần?
3.1 Một phần trái cây: tương đương với
4 Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây:
5 Chuyển đổi giữa các nhóm thực phẩm:

Trái cây có làm tăng đường hay không?

Trái cây tốt cho cả người bình thường lẫn người tiểu đường vì làm giảm nguy cơ tim mạch, đột quị và ung thư.

Tuy nhiên, người tiểu đường ăn trái cây nhiều có thể làm tăng đường trong máu quá mức.

Trong trái cây, chứa các loại đường như: đường fructose, sucrose… và các loại đường này sẽ chuyển thành đường glucose trong máu sau khi ăn.

Hướng dẫn người tiểu đường ăn trái cây nào?

Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao sẽ tăng nhanh lượng đường trong máu.

Những trái cây có chỉ số đường huyết – glycemic index cao: dưa hấu, thơm ( khóm )

Những trái cây có lượng carbohydrate cao: sầu riêng, mít…

Những khuyến cáo người bệnh tiểu đường ăn trái cây

  • Táo
  • Cam
  • Chuối
  • Xoài
  • Trái lê
  • Dâu đen Blackberries
  • Dâu tây
  • Cà chua

Mỗi ngày người tiểu đường ăn trái  cây bao nhiêu phần?

Tùy theo mức đường huyết, chế độ ăn, tình trạng cân nặng của bạn như thế nào mà Bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng.

Thông thường, lượng trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn vào khoảng 2- 3 serving mỗi ngày.

Một serving (hay gọi là một phần ) trái cây chứa 15 gr carbohydrate.

Tùy theo từng loại trái cây khác nhau mà kích thước của một phần trái cây có thể khác nhau.

Một phần trái cây: tương đương với

  • 1/2 trái chuối
  • 1 trái táo nhỏ, trái cam hay trái lê…

Theo ChooseMyPlate.comhttp://www.choosemyplate.com trái cây được ước tính bằng chén ( cup equivalent). MỘT CHÉN TRÁI CÂY tương đương 2 serving.

PHẦN TRÁI CÂY MỖI NGÀY CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Điều đó có nghĩa là mỗi ngày tổng trái cây người bệnh đái tháo đường, tiểu đường nên ăn khoảng 1 CHÉN TRÁI CÂY.

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây: 

Đây là những hình ảnh minh họa về CHÉN TRÁI CÂY ( KHẨU PHẦN CHO CẢ 1 NGÀY)

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn táo

MỘT TRÁI TÁO NHỎ CÓ ĐƯỜNG KÍNH KHOẢNG 5.7 cm ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1 CHÉN TRÁI CÂY

Chuối cung cấp kali cho người tiểu đường

MỘT TRÁI CHUỐI LỚN, DÀI KHOẢNG 20 -22 cm , ĐƯỢC TÍNH LÀ MỘT CHÉN TRÁI CÂY

Bưởi ít tăng đường

1/2 QUẢ BƯỞI TRUNG BÌNH, CÓ ĐƯỜNG KÍNH 10cm, ĐƯỢC TÍNH NHƯ LÀ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY

Xoài nên hẹn chế ở người tiểu đường

MỘT LÁT XOÀI CÓ ĐƯỜNG KÍNH KHOẢNG 11cm, ĐƯỢC TÍNH LÀ 1 CHÉN TRÁI CÂY.

Trái cây cocktail tăng đường huyết nhanh

1/2 CHÉN COCKTAIL ĐƯỢC TÍNH LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG 1/2 CHÉN TRÁI CÂY

Nước ép trái cây tăng đường

1/2 LY NƯỚC ÉP TRÁI CÂY ĐƯỢC TÍNH LÀ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY

Nho: trái cây cho người tiểu đường

MỘT NHÀNH NHO KHOẢNG 35 TRÁI, ĐƯỢC TÍNH LÀ 1 CHÉN TRÁI CÂY.

Quả mận

2 TRÁI MẬN LỚN (6.3 cm) TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI 1 CHÉN TRÁI CÂY.

1 trái cam là đủ cho bệnh nhân tiểu đường 1 ngày

MỘT TRÁI CAM NHỎ (KHOẢNG 6cm) ĐƯỢC TÍNH LÀ NỮA CHÉN TRÁI CÂY.

Quả dâu phù hợp với người tiểu đường

1/2 CHÉN DÂU TÂY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI 1/2 CHÉN TRÁI CÂY

Quả đào

1/2 TRÁI ĐÀO LỚN ( # 7cm) ĐƯỢC TÍNH NHƯ 1/2 CHÉN TRÁI CÂY

Chuyển đổi giữa các nhóm thực phẩm:

Mỗi ngày người bệnh tiểu đường được phép ăn 6- 8 serving tinh bột:

Mỗi bữa ăn theo phương pháp đĩa: 1 chén cơm lưng hay mì, bún, bánh mì… chiếm khoảng 2-3 serving tinh bột.

Trái cây TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN TRÁI CÂY: 1 chén = 2 serving trái cây.

Chuyển đổi khẩu phần tinh bột với trái cây

Giữa tinh bột và trái cây, bạn có thể hoán đổi với nhau. Ví dụ: nếu bạn ăn cơm nhiều, như thêm 1/2 chén cơm mỗi bữa, như vậy bạn phải giảm 1/2 TƯƠNG ĐƯƠNG CHÉN trái cây.

Hoặc ngược lại, bạn ăn ít cơm có thể bù thêm vào lượng trái cây. Một serving trái cây = 1 serving tinh bột.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
22/08/2023

Categories: Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Khám phát hiện biến chứng võng mạc tiểu đường

Tầm soát biến chứng võng mạc tiểu đường – đái tháo đường

Biến chứng võng mạc tiểu đường - đái tháo đường là gì? Biến chứng võng mạc tiểu đường là một trong …

Nội dung bài viết vềTầm soát biến chứng võng mạc tiểu đường – đái tháo đường

Phân loại đái tháo đường

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification

Phân loại đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường dựa theo khuyến cáo của ADA - Hoa Kỳ năm …

Nội dung bài viết vềPHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification

Lựa chọn máy đo đường huyết cá nhân

Hướng dẫn chọn lựa và sử dụng máy đo đường huyết cá nhân

Máy đo đường huyết cá nhân là dụng cụ sử dụng tại nhà, dùng để đo lượng đường trong máu. Tại sao …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn chọn lựa và sử dụng máy đo đường huyết cá nhân

Insulin và Glucagon điều hoà glucose trong máu

Vai trò insulin và glucagon trong điều hoà đường huyết

Insulin và Glucagon hoạt động như thế nào trong việc điều hoà đường huyết? Tuyến tụy tiết ra …

Nội dung bài viết vềVai trò insulin và glucagon trong điều hoà đường huyết

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com