• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Điều trị đái tháo đường khi nhập viện/Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân nhập viện
Kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường nhập viện

Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân nhập viện

Ở bệnh nhân đái tháo đường nhập viện, tăng đường huyết, hạ đường huyết hay biến thiên đường huyết cao làm tăng khả năng diễn tiến bệnh nặng và tỉ lệ tử vong.

Việc kiểm soát đường đường huyết trên bệnh nhân tăng đường huyết có lợi ích trực tiếp và tức thì.

Nội dung Ẩn
1 Định nghĩa tăng đường huyết trên bệnh nhân nhập viện
2 Mục tiêu đường huyết
2.1 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân nặng hay trong ICU
2.2 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân không nặng
3 Kiểm soát đường huyết bằng insulin
3.1 Khuyến cáo
3.2 Đối với bệnh nhân nhập viện có bệnh nặng hay ICU
3.3 Đối với bệnh nhân nhập viện không kèm bệnh nặng
4 Kiểm soát đường huyết bằng thuốc uống
5 Theo dõi đường huyết bệnh nhân nội trú

Định nghĩa tăng đường huyết trên bệnh nhân nhập viện

Tăng đường huyết ở bệnh nhân nhập viện được định nghĩa khi đường glucose trong máu > 140 mg/dl (>7.8 mmol/L).

HbA1 ≥ 6.5% ( ≥ 48 mmol/mol) gợi ý rằng bệnh đái tháo đường đã khởi phát trước khi nhập viện.

Mục tiêu đường huyết

Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân nặng hay trong ICU

Khởi trị giảm đường huyết cho bệnh nhân nhập viện khi đường glucose máu ≥ 180 mg/dl (≥ 10 mmol/l).

Khuyến cáo mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân nặng hay trong ICU: 140–180 mg/dL (7.8–10.0 mmol/L).

Mục tiêu đường huyết chặc chẽ hơn, ví dụ từ 110 -140 mg/dl ( 6.1 – 7.8 mmol/L) có thể thích hợp cho một số trường hợp đặc biệt, nhưng không để hạ đường huyết xảy ra cho bệnh nhân.

Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân không nặng

Đối với bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh không nặng, mục tiêu đường huyết được khuyến cào từ 100 đến 180 mg/dl ( 5.6 – 10.0 mmol/L).

Mục tiêu đường huyết này được khuyến cáo cho cả những trường hợp mới tăng đường huyết, đái tháo đường mới được chẩn đoán hay tăng đường huyết trên bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: mức đường huyết <100 mg/dl là dấu hiệu tiên đoán hạ đường huyết trong vòng 24 giờ.

Mức đường huyết > 250 mg/dl có thể được chấp nhận trên một số bệnh nhân đặc biệt, bệnh ở giai đoạn cuối, như:

  • Bệnh nặng giai đoạn cuối có thời gian kỳ vọng sống còn ngắn.
  • Suy thận nặng có hay không đang chạy thận.
  • Nguy cơ hạ đường huyết cao.
  • Biến thiên đường huyết không ổn định.

Trên những bệnh nhân này, việc kiểm soát đường huyết ít tích cực hơn, chỉ cần tránh hạ đường huyết và tăng đường huyết quá mức.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Kiểm soát đường huyết bằng insulin

Khuyến cáo

  • Insulin nền hay Insulin nền + mũi insulin tác dụng nhanh, ngắn (basal plus bolus) là phác đồ insulin được ưu thích trên bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh KHÔNG nặng kèm ăn uống kém hay không ăn qua đường miệng. A
  •  Phác đồ insulin nền, insulin trước ăn và các yếu tố điều chỉnh là cách điều trị được ưu thích cho các trường hợp bệnh nhẹ đang điều trị nội trú ăn uống đầy đủ. A
  • Không khuyến khích phương pháp chỉ bổ sung và điều chỉnh insulin mà không có insulin nền ( còn gọi là phương pháp sliding scale) cho bệnh nhân nội trú. A

Đối với bệnh nhân nhập viện có bệnh nặng hay ICU

Trong bệnh cảnh nặng, insulin tĩnh mạch là hiệu quả nhất để kiểm soát đường huyết và tránh hạ đường huyết.

Xem: Hướng dẫn truyền insulin tĩnh mạch

Đối với bệnh nhân đái tháo đường toan chuyển hóa do keton – diabetic
ketoacidosis (DKA) và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết – hyperglycemic hyperosmolar state (HHS), truyền insulin liên tục sau khi bù dịch đầy đủ.

Đối với bệnh nhân nhập viện không kèm bệnh nặng

Đa số bệnh nhân, điều trị với insulin thường được lựa chọn để kiểm soát đường huyết.

Trong một số trường hợp, thuốc hạ đường huyết uống vẫn có thể tiếp tục sử dụng, như nhóm thuốc ức chế DPP-4.

Chỉ định insulin tác dụng nhanh, ngắn tiêm dưới da trước mỗi bữa ăn hay mỗi 4-6 giờ nếu bệnh nhân không ăn hay đang nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

Đối với bệnh nhân ăn uống kém hay hạn chế thức ăn, không ăn qua đường miệng: Phác đồ insulin nền hay insulin nền + plus là phương pháp điều trị được ưu thích.

Đối với bệnh nhân ăn uống bình thường, phác đồ basal – bolus: insulin nền, insulin trước mỗi bữa ăn phù hợp.

Kiểm soát đường huyết bằng thuốc uống

Khuyến cáo

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 có suy tim nhập viện, khuyến cáo sử dụng nhóm ức chế SGLT-2 và tiếp tục sau khi xuất viện nếu không có chống chỉ định và các bệnh lý nặng khác đã được giải quyết.

Sử dụng nhóm ức chế DPP-4 có hay không kèm với insulin nền là phác đồ an toàn và đơn giản đối với bệnh nhân tăng đường huyết từ nhẹ đến nặng ở thời điểm nhập viện (Ví dụ: glucose lúc nhập viện <180–200 mg/dL), ít nguy cơ hạ đường huyết.

Nhóm ức chế SGLT2 nên tránh trong những trường hợp:

  • Bệnh nặng
  • Bệnh nhân có ketone máu hay ketone niệu, và
  • Trong thời gian nhịn đói kéo dài hay phẫu thuật.

Điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu khi sử dụng với nhóm ức chế SGLT2. Đặc biệt trên những bệnh nhân suy tim.

FDA khuyến cáo: ngưng nhóm ức chế SGLT-2 3 ngày trước phẫu thuật.

Theo dõi đường huyết bệnh nhân nội trú

Những bệnh nhân đang điều trị nội trú, ăn uống được: theo dõi đường huyết tại giường ở những thời điểm trước bữa ăn.

Ở bệnh nhân không ăn uống được, theo dõi đường Glucose nên thực hiện mỗi 4-6 giờ.

Bệnh nhân đang truyền insulin tĩnh mạch, theo dõi đường huyết mỗi 30 phút đến 2 giờ là cần thiết.

Nguồn: Diabetes Care in the Hospital: Standards of Care in Diabetes—2024

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
10/05/2024

Categories: Điều trị đái tháo đường khi nhập viện, Insulin và nhóm thuốc tiêm GLP-1

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com