Máy thử đường huyết cá nhân giúp theo dõi tại nhà, dễ sử dụng. Tuy nhiên sai kết quả đường huyết có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau.
Sai kết quả đường huyết do tương tác với các chất khác
Với những máy thử đường huyết sử dụng que chứa men glucose oxidase ( ví dụ: máy Onetouch) kết quả có thể bị sai lệch bởi những thuốc thông thường như: paracetamol, vitamin C ( acid ascorbic), L-dopa, tolazamide.
Những sai lệch này thường không đáng kể.
Đối với que thử đường chứa men glucose dehydrogenase, có thể tương tác với một số loại đường như: maltose và xylose.
Mức độ sai kết quả đường huyết có thể ít, nhưng nguy hiểm nhất là tương tác với icodextrin. Icodextrin được sử dụng trong dịch lọc thẩm phân phúc mạc, cho kết quả thử đường huyết sai: tăng nồng độ glucose lên hơn 100 mg/dl.
Kết quả thử đường sai do đường Maltose, Galactose, và Xylose
Maltose là đường disaccharide được hình thành từ 2 phân tử đường glucose và được tìm thấy trong những sản phẩm globulin miễn dịch.
Ngoài ra, icodextrin được sử dụng trong thẩm phân phúc mạc củng chuyển hoá thành đường maltose.
Bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc không nên sử dụng loại máy này để thử đường huyết mao mạch.
Galactose và xylose được tìm thấy trong thức ăn, thảo mộc.
CẢNH BÁO: KẾT QUẢ ĐƯỜNG HUYẾT SAI
Những máy sử dụng que chứa men glucose dehydrogenase Pyroloquinolinequinone (GDH- PQQ) sẽ nhầm đường maltose, galactose và xyllose thành đường glucose.
Do đó sẽ cho kết quả cao hơn giá trị glucose trong máu. Điều này sẽ đặt bệnh nhân vào tình huống nguy hiểm: vì những bệnh nhân bị hạ đường huyết nhưng kết quả vẫn bình thường.
Một số trường hợp bệnh nhân đang tiêm insulin đã tử vong do hạ đường huyết nhưng máy thử đường đã không nhận ra tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân.
Vì lý do này mà FDA đã khuyến cáo hạn chế sử dụng những máy thử đường sử dụng que chứa men GDH-PQQ.
Những máy thử đường sử dụng que thử chứa men Glucose oxidase không tương tác với các loại đường khác, sẽ không cho kết quả sai như trường hợp trên.
Nhưng nó cũng sẽ cho kết quả không chính xác với những chất khác
Oxy
Những máy thử đường sử dụng men glucose oxidase sẽ cho kết quả rất thay đổi khi nồng độ oxy trong máy cao hay thấp.
Những bệnh nhân nặng, đang điều trị thở oxy hay giảm oxy máu, đang phẩu thuật…
Thậm chí, khi đang ở độ cao, nơi mà phân áp oxy giảm cũng làm thay đổi kết quả glucose của những máy đo đường huyết sử dụng men này trong que thử.
Do vậy, những bệnh nhân đang thở oxy, thở máy, COPD….không nên sử dụng những loại máy thử đường huyết này để kiểm tra đường huyết mao mạch.
Paracetamol
Paracetamol là thuốc sử dụng rất phổ biến, nó làm thay đổi kết quả đường huyết bằng máy thử đường huyết cá nhân.
Ascorbic Acid – Vitamin C
Vitamin C là chất chống oxi hoá, do đó với liều cao, thuốc có thể làm thay đổi kết quả đường huyết của những máy thử cá nhân.
Tuy nhiên, với nồng độ bình thường trong máu thì acid ascorbic không tác động đến kết quả đường glucose.
Uric Acid
Uric acid is sản phẩm tự nhiên của quá trình dị hoá purine.
Ở nồng độ bình thường, acid uric không làm thay đổi đáng kể kết quả glucose.
Tuy nhiên khi thận không có khả năng thải acid uric hay acid uric được tạo ra quá nhiều, như trong bệnh goute thì gây ra kết quả glucose thấp giả.
Do vậy, những bệnh nhân suy thận, bệnh goute cần thận trọng trong việc đánh giá đường trong máu nếu chỉ dựa vào đường máu mao mạch bằng máy thử đường huyết cá nhân.
Bilirubin
Bilirubin trong máu tăng cao có thể cho kết luận sai trên trên những máy thử đường huyết sử dụng men Glucose Dehydrogenase (GDH).
Những bệnh lý liên quan đến gan mật, tán huyết…làm thay đổi bilirubin cũng phải thận trong trong việc chọn máy thử đường để kiểm tra glucose máu.
Kết quả đường huyết sai có thể do Hematocrit thấp hay cao
Số lượng hồng cầu trong máu có ảnh hưởng tới nồng độ glucose.
Nếu hematoric giảm, kết quả glucose mà máy thử đường đo được cũng thấp hơn giá trị thực và ngược lại.
Do vậy, thiếu máu do tán huyết, mất máu, suy thận mạn, bệnh lý huyết học…đều làm thay đổi kết quả glucose đo được trên máy thử đường cá nhân.
Những bệnh nhân này nên được rút máu tĩnh mạch để đo đường trong huyết tương là chính xác nhất.
Với cách này bệnh nhân phải thực hiện rút máu tại bệnh viện.
Trên đây là một số lưu ý đến những yếu tố thường gặp có thể làm thay đổi kết quả thử đường bằng máy đo đường huyết cá nhân.
Việc sử dụng, bảo quản máy đo đường máu cá nhân không đúng cách cũng cho kết quả đường không chính xác.
Để biết cách sử dụng máy đo đường huyết đúng cách, bạn nên đọc qua bài này: Sử dụng máy thử đường huyết cá nhân như thế nào?
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.