• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng ở mắt do tăng đường huyết

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường hay bệnh võng mạc do đái tháo đường là biến chứng mắt thường gặp gây ra do đường huyết tăng cao.

Nguyên nhân là do đường Glucose trong máu cao gây tổn thương võng mạc( phía sau mắt ). Các tổn thương này có thể đưa đến giảm thị lực và mù lòa nếu không được chẩn đoán hay điều trị sớm.

Nội dung Ẩn
1 Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường
2 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh võng mạc tiểu đường
3 Phân loại bệnh võng mạc do đái tháo đường
3.1 Phù hoàng điểm do đái tháo đường
4 Đánh giá bệnh võng mạc tiểu đường như thế nào?
5 Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường
5.1 Các điều trị khác hổ trợ bệnh võng mạc tiểu đường
6 Khám tầm soát và theo dõi bệnh võng mạc đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Thông thường bạn sẽ không có triệu chứng nào để cảnh báo về bệnh võng mạc tiểu đường trong giai đoạn sớm, tuy nhiên lúc này các tổn thương đã hiện diện. 

Trong giai đoạn sớm, bệnh chỉ được phát hiện khi soi hay chụp đáy mắt.

Cần khám ngay khi có bất cứ các triệu chứng nào sau đây:

  • Thị lực giảm dần,
  • Ruồi bay,
  • Mất thị lực đột ngột,
  • Có hình ảnh trôi nổi trong tầm nhìn của bạn,
  • Hình ảnh bị mờ hay loang lỗ,
  • Mắt bị đau hay đỏ,
  • Khó nhìn trong bóng tối.
  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh võng mạc tiểu đường

  • Thời gian mắc bệnh đái tháo đường : bệnh càng lâu, nguy cơ càng cao
  • Kiểm soát đường huyết: Kiểm soát đường huyết tốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh,
  • Thai kỳ
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh lý thận
  • Những yếu tố thuận lợi khác: béo phì, tăng lipid máu, hút thuốc lá, thiếu máu.

Phân loại bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bảng phân loại bệnh võng mạc do đái tháo đường 

Bệnh võng mạc tiểu đườngDấu hiệu
Không có bệnh võng mạc đái tháo đườngKhông có dấu hiệu bất thường
Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: nhẹChỉ có vi phình mạch
Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: vừaVi phình mạch và thêm các tổn thương khác nhưng nhẹ hơn dấu hiệu của bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng
Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: nặngCó một trong các dấu hiệu sau:
– Xuất huyết trong võng mạc (>20 điểm trong mỗi 1⁄4 bề mặt võng mạc)
– Tĩnh mạch giãn bị thắt từng khúc như chuỗi hạt (trong khoảng 1⁄2 bề mặt võng mạc)
– Các bất thường vi mạch trong võng mạc (1⁄4 bề mặt võng mạc)
– Không có dấu hiệu của bệnh võng mạc đái tháo đường có mạch máu tăng sinh
Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinhCác dấu hiệu của Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng và kèm thêm 1 trong những dấu hiệu sau:
– Tân mạch
– Xuất huyết trước võng mạc/dịch kính
Trích từ: Hướng dẫn chăm sóc mắt cho bệnh nhân đái tháo đường của Hội đồng Nhãn khoa quốc tế (ICO)
  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Phù hoàng điểm do đái tháo đường

Phù hoàng điểm do đái tháo đường (Diabetic macular edema – DME) là một dạng của bệnh võng mạc đái tháo đường. Có tình trạng tích tụ dịch gây phù vùng hoàng điểm trên võng mạc.

Hoàng điểm là điểm quan trọng nằm trên võng mạc, tiếp nhận và xử lý ánh sáng.

Tổn thương trong bệnh võng mạc tiểu đường

Phù hoàng điểm do đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc đái tháo đường.

Bảng xếp loại phù hoàng điểm do đái tháo đường:

Phù hoàng điểm do đái tháo đườngDấu hiệu thấy được khi sùng đèn soi đáy mắt có giãn đồng tử
Không có dấu hiệu phù hoàng điểm do đái tháo đườngKhông có dấu hiệu võng mạc dày lên hoặc có xuất tiết cứng ở cực sau.
Có dấu hiệu phù hoàng điểm do đái tháo đườngVõng mạc dày lên hoặc có xuất tiết cứng ở cực sau.
Phù hoàng điểm do đái tháo đường thể nhẹVõng mạc dày lên hoặc có xuất tiết cứng ở cực sau nhưng ngoài vùng trung tâm hoàng điểm (đường kính 1.000 μm).
Phù hoàng điểm do đái tháo đường thể vừaVõng mạc dày lên hoặc có xuất tiết cứng ở vùng trung tâm hoàng điểm nhưng không bao gồm điểm giữa.
Phù hoàng điểm do đái tháo đường thể nặngVõng mạc dày lên hoặc có xuất tiết cứng ở vùng điểm giữa.

* Xuất tiết cứng là hậu quả của phù võng mạc hiện tại hoặc trước đây.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường được chẩn đoán khi võng mạc dày lên, hình ảnh này thấy rõ khi khám bằng kính hiển vi đèn khe hoặc chụp ảnh đáy mắt với đồng tử giãn trên không gian 3 chiều.

Chụp cắt lớp vi tính quang học (optical coherence tomography) là phương pháp nhạy cảm nhất để xác định vị trí và độ trầm trọng của phù hoàng điểm.

Đánh giá bệnh võng mạc tiểu đường như thế nào?

Khi bệnh nhân đái tháo đường đã được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa mắt, sẽ được kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:

• Đo và kiểm tra thị lực

• Khám bằng kính sinh hiển vi đèn khe

• Đo áp lực nội nhãn

• Soi góc tiền phòng (khi có tân mạch mống mắt, hoặc nhãn áp cao)

• Kiểm tra đáy mắt để đánh giá bệnh võng mạc đái tháo đường và DME bằng cách sử dụng: kính sinh hiển vi đèn khe kết hợp khám nhỏ giãn đồng tử hoặc chụp ảnh đáy mắt có nhỏ thuốc giãn đồng tử hoặc không cần nhỏ dãn đồng tử.

Khám mắt bệnh nhân tiểu đường để phát hiện biến chứng võng mạc

Ngoài ra, có thể sử dụng chụp mạch huỳnh quang để khảo sát rõ nguyên nhân giảm thị lực, xác định mao mạch rò rỉ và sử dụng làm hướng dẫn để điều trị DME, 

Chụp cắt lớp vi tính quang học (OCT) là phương pháp nhạy nhất để xác định các vùng và mức độ nghiêm trọng của DME để theo dõi

Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bảng: Các điều trị thông thường của bệnh lý võng mạc tiểu đường

Cách điều trị Điều trị Laser ( kỹ thuật quang đông )
Mục đíchCó thể ngăn ngừa mất thị lực và ổn định thị lực nếu thực hiện sớm.
Loại/chỉ định– Điều trị laser khu trú – phù hoàng điểm do đái tháo đường
– Điều trị laser dạng lưới – phù hoàng điểm do đái tháo đường
– Điều trị toàn võng mạc – võng mạc đái tháo đường tăng sinh
– Điều trị toàn võng mạc – chọn lọc một số trường hợp của võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng.
Tiêm thuốc nội nhãn ức chế VEGF
Mục đíchCó thể ngăn ngừa mất thị lực, ổn định thị lực, và thậm chí trong vài trường hợp có thể cải thiện thị lực nếu thực hiện sớm
Chỉ địnhPhù hoàng điểm do đái tháo đườngTrong vài trường hợp của võng mạc đái tháo đường tăng sinh
Tiêm Steroids nội nhãn
Mục đíchCó thể làm bình ổn hàng rào mạch-máu võng mạc, giảm tiết dịch và giảm quá trình kích thích phản ứng viêm
Chỉ địnhPhù hoàng điểm do đái tháo đường
Phẫu thuật dịch kính
Mục đíchCó thể chỉnh sửa hoặc ngăn ngừa bong hoặc rách võng mạc, giảm xuất huyết dịch kính trầm trọng, và giảm tăng sinh mạch máu mới phát triển dù đã điều trị laser tiếp tục
Chỉ định– Xuất huyết dịch kính nặng, không tự tiêu trong vòng 1-3 tháng
Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh tiến triển không đáp ứng với điều trị laser
– Bong võng mạc do co kéo có ảnh hưởng đến hoàng điểm hoặc đe dọa vùng hoàng điểm
– Phối hợp bong võng mạc do co kéo và rách võng mạc
– Phù võng mạc do co kéo hoặc màng trước võng mạc ảnh hưởng đến hoàng điểm

Các điều trị khác hổ trợ bệnh võng mạc tiểu đường

1. Kiểm soát tối ưu đường huyết

2. Kiểm soát huyết áp

3. Ngưng thuốc lá

4. Kiểm soát mỡ máu

Nhóm thuốc Fenofibrate (Lipanthyl 145mg) được chấp thuận trong điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường.

Khám tầm soát và theo dõi bệnh võng mạc đái tháo đường

Thời gian áp dụng khám chẩn đoán mắt lần đầu và liên tục cho bênh nhân đái tháo đường

Khám mắt định kỳ

Nguồn: Diabetes Eye Health: a guide for health professionals

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
22/08/2023

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Biến chứng mạn tínhTags: Biến chứng mắt đái tháo đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin

Video hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin Flexpen

Video hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin Flexpen Novomix 30 của hãng Novomix Ngày nay việc sử …

Nội dung bài viết vềVideo hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin Flexpen

Thiết lập mục tiêu điều trị HbA1c

Tính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Mỗi bệnh nhân tiểu đường cần được tính HbA1c mục tiêu Tính HbA1c mục tiêu là việc đầu tiên bác …

Nội dung bài viết vềTính HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường

Chọn vị trí tiêm insulin

Chọn vị trí tiêm insulin

Chọn vị trí tiêm insulin rất quan trọng, giúp insulin hoạt động hiệu quả. Vị trí tiêm insulin ở …

Nội dung bài viết vềChọn vị trí tiêm insulin

Bệnh đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường phụ thuộc insulin

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

Bệnh đái tháo đường type 1 hay tiểu đường type 1 chiếm tỉ lệ khoảng 5 -10%, thường do cơ chế tự miễn …

Nội dung bài viết vềĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 – Type 1 Diabetes

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com