Khi bị bệnh đái tháo đường – còn gọi là tiểu đường, sẽ bắt đầu quan tâm đến chỉ số đường huyết, những thực phẩm làm tăng đường huyết? Ăn uống như thế nào để kiểm soát đường huyết…
Kiểm soát đường huyết là nghệ thuật cân bằng
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
1- Thức ăn chứa tinh bột hay Carbohydrate.
2- Thuốc điều trị tiểu đường làm hạ đường huyết.
3- Hoạt động thể lực: giúp hạ đường Glucose trong máu.
Như vậy: sẽ không có chuyện ăn hay uống thực phảm nào đó giúp hạ đường cả, chỉ tăng nhiều hay tăng ít mà thôi!
Do vậy, để giữ mức đường huyết trong giới hạn cho phép, không quá cao và không quá thấp, bạn cần phải cân bằng giữa các thành phần:
- Lượng carbohydrate ăn vào
- Liều lượng thuốc uống hay insulin điều trị tiểu đường
- Mức độ và thời lượng tập thể dục mỗi ngày
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem những nhóm thực phẩm nào chứa nhiều carbohydrate.
Chỉ khi nhận diện được các nhóm thực phẩm này, chúng ta mới kiểm soát được lượng carbohydrate ăn vào mỗi ngày.
Những nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết chứa nhiều carbohydrate
Carbohydrate có trong những nhóm thực phẩm nào?
- Bánh mì và các loại bánh chế biến từ gạo, bắp… ví dụ, như bánh Naan của Ấn độ…
- Các loại bánh qui, khoai tây chiên và bánh sừng bò…
- Các loại ngũ cốc
- Các thực phẩm chế biến từ gạo, nếp
- Các loại mì, nui
- Các loại hạt và các loại thực phẩm nhiều protein có nguồn gốc từ thực vật, như đầu nành, đậu hủ
- Các loại rau chứa tinh bột: cà chua, bắp, đậu Hà Lan, bí ngô
- Trái cây và nước trái cây
- Ya-ua ( Yogurt), sữa và các sản phẩm thay thế sữa, như sữa đậu nành hay nước gạo.
- Đường, mật ong và những món tráng miệng ngọt: bánh kem, chè…
- Thận trọng với những món ăn là hỗn hợp của nhiều thành phần trộn lẫn vào nhau
Tóm lại: Để dễ nhớ cho bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi, Bác sĩ tạm chia thành 5 nhóm thực phẩm làm tăng đường trong máu mà bạn cần hạn chế:
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.