• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Thuốc điều trị tiểu đường: Metformin
Metformin trong điều trị tiểu đường type 2

Thuốc điều trị tiểu đường: Metformin

Metformin là một nhóm thuốc hạ đường huyết được chỉ định như là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Nhóm Biguanide, chuyển hóa từ hợp chất guanidin trong hoa tử đinh hương Pháp (Galega officinalis). Hoa tử đinh hương Pháp mọc tự nhiên ở Châu u và là loại thuốc truyền thống  trong điều trị bệnh tiểu đường – đái tháo đường suốt hàng thế kỷ. Từ khi được phát triển vào thập niên 50 của thế kỷ 20.

Một nhóm thuốc thuộc nhóm biguanide là phenformin đã bị rút khỏi thị trường tứ những năm 1976 vì tác dụng phụ gây nhiễm acid lactic có khả năng gây tử vong.

Hình ảnh cặp thuốc của Trung quốc trị tiểu đường:

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta vẫn còn thấy Trung Quốc sản xuất loại thuốc này dưới dạng một cặp 2 chai thuốc bán khắp nơi ở Việt Nam và Campuchia.

Phenformin: một loại thuốc tiểu đường Trung Quốc đã bị cấm do gây suy thận, nhiễm acid lactic
Nội dung Ẩn
1 Metformin
1.1 Lợi ích của Metformin
2 Chỉ định và phối hợp thuốc Metformin
2.1 Chỉ định:
2.2 Phối hợp thuốc
2.3 Liều dùng Metformin:
2.4 Cách uống thuốc:
2.5 Chống chỉ định :
3 Các triệu chứng nhiễm acid lactic khi uống metformin:
3.1 Thận trọng :
3.2 Phản ứng phụ của metformin:

Metformin

Nhóm thuốc Metformin: Glucophage

Metformin là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị tiểu đường type 2, Được ưu tiên lựa chọn cho trường hợp thừa cân, béo phì và rối loạn dung nạp glucose.

Thuốc giảm đường chủ yếu bằng cách giảm sản sinh đường Glucose từ tế bào gan, và tăng độ nhạy với insulin cho tế bào cơ bắp.

Điều này giúp các tế bào có khả năng đưa đường ra khỏi máu một cách hiệu quả. Metformin cũng làm giảm lượng glucose hấp thụ từ ruột sau bữa ăn.

Lợi ích của Metformin

  •  Giá rẻ
  • An toàn
  • Có thể phối hợp đều trị với tất cả các thuốc khác, kể cả insulin
  • Không gây hạ đường huyết quá mức
  • Không gây tăng cân…
  • Thương hiệu Glucophage là thuốc được sử dụng lâu nhất, nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị đái tháo đường type 2.

Những thương hiệu khác: Glucophage,Siofor, Panfor…

Chỉ định và phối hợp thuốc Metformin

Chỉ định:

  • Metformin được chỉ định như là thuốc hàng đầu điều trị đái tháo đường type 2.
  • Điều trị tiền đái tháo đường.

Một số chỉ định khác của Metformin nhưng chưa được FDA chấp thuận ( Off-lable):

  • Giảm cân
  • Phòng ngừa hội chứng buồng trứng đa nang
  • Đái tháo đường thai kỳ.

Phối hợp thuốc

Metformin có thể phối hợp với bất cứ nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường nào.

Phối hợp Metformin với insulin giúp tăng tác dụng của insulin và giảm bớt liều insulin trong ngày.

Guidelines điều trị tiểu đường của AACE: Hướng dẫn phối hợp thuốc

Liều dùng Metformin:

Khởi đầu 1 viên 500 mg / ngày hay 1 viên 850 mg/ngày.

Sau đó , mỗi tuần tăng một viên/ ngày

Liều tối đa 2500 mg/ ngày. Chia làm 2- 3 lần trong ngày.

Cách uống thuốc:

Uống thuốc trong hoặc sau ăn. Nuốt nguyên viên thuốc, không nên nhai.

Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần tới cữ uống thuốc tiếp theo thì uống thuốc cữ tiếp theo bình thường, không được uống cả liều thuốc đã quên và liều thuốc của cữ tiếp theo cùng lúc.

Chống chỉ định :

  • Metformin không nên sử dụng ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận eGFR <30 ml/phút/1.73m2 và không nên khởi trị cho những bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính eGFR <45 ml/phút/1.73m2.

Tuy nhiên sau khi đã được chỉ định, thuốc có thể vẫn được tiếp tục ở những bệnh nhân có độ lọc cầu thận ổn định > 30ml/phút/1.73m2 và nên giảm liều khi độ lọc cầu thận trong khoảng eGFR từ 30-45 ml/phút/1.73m2.

  • Quá mẫn với metformin.
  • Đái tháo đường nhiễm ceton,
  • Không nên sử dụng metformin 2 ngày trước và sau khi chụp CT scanner, X quang có chất cản quang,
  • Suy tim
  • Suy hô hấp
  • Suy gan
  • Chống chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng , nhồi máu cơ tim, chấn thương, tai biến mạch máu não, phẩu thuật lớn
  • Thường xuyên bị tiêu chảy
  • Cho con bú
  • Không dùng cho trẻ em < 10 tuổi.

Chống chỉ định với những bệnh nhân có các tổn thương ở gan và thận, vừa lên cơn đau tim.

Ngoài ra, chống chỉ định còn áp dụng với những bệnh nhân có vấn đề về lồng ngực và tiền sử các vấn đề về tim vì có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy mô.

LƯU Ý !

Những người uống rượu bia nhiều, không nên sử dụng Metformin!

Một tác dụng phụ có thể gây tử vong hiếm gặp là biến chứng nhiễm acid lactic.

Tác dụng phụ này hầu hết có thể xảy đến với những bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe như đã nêu.

Do đó, những bệnh nhân dùng metformin phải tránh uống quá nhiều thức uống có cồn.

Các triệu chứng nhiễm acid lactic khi uống metformin:

Yếu mệt, buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm thấy lạnh, đau cơ, chuột rút, cảm giác nhẹ đầu, đau dạ dày, đau đầu,

Thận trọng :

  • Sử dụng đồng thời các thuốc độc thận
  • Ngưng thuốc khi giảm oxy máu cấp, bệnh lý tim cấp, mất nước, nhiễm khuẩn.
  • Nôn mữa, đau bụng, kèm vọp bẻ, mệt mỏi
  • Thai kỳ: nên chuyển sang insulin

Phản ứng phụ của metformin:

Các tác dụng phụ thường gặp là chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Để giảm thiểu các tác dụng phụ trên, nên bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp rồi mới tăng dần qua nhiều tuần lễ.

Uống metformin trong khi hoặc sau bữa ăn có thể giúp giảm các tác dụng phụ.

Người trên 70 tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
08/11/2021

Categories: Điều trị đái tháo đường, Thuốc uống điều trị tiểu đường type 2

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Hướng dẫn uống sữa dành cho người tiểu đường

Hướng dẫn uống sữa tiểu đường

Uống sữa tiểu đường là thói quen của nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường. Trong thực tế điều …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn uống sữa tiểu đường

Béo phì và các yếu tố nguy cơ tiểu đường khác

Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Phòng ngừa tiểu đường - hay còn gọi bệnh đái tháo đường - là mong muốn của rất nhiều người. Đặc biệt …

Nội dung bài viết vềPhòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Các triệu chứng thường gặp tiểu đường type 1

Triệu chứng tiểu đường type 1

Các triệu chứng tiểu đường type 1 thường xuất hiện rầm rộ, diễn tiến nhanh, gặp ở trẻ em hay thanh …

Nội dung bài viết vềTriệu chứng tiểu đường type 1

Hướng dẫn lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường

LỰA CHỌN THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2, ngoài insulin còn có GLP-1 RA và các nhóm thuốc hạ đường …

Nội dung bài viết vềLỰA CHỌN THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com