• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và con

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra cho cả mẹ và thai nhi nếu không kiểm soát được đường huyết trong thời gian mang thai.

Phần lớn phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ đều có thể sanh con khoẻ mạnh.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Tuy nhiên nếu không kiểm soát đường glucose trong máu tích cực trong suốt thời gian mang thai có thể gây ra những nguy cơ cho cả mẹ và bé.

Các biến chứng của đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ
Các biến chứng tiểu đường thai kỳ
Nội dung Ẩn
1 Tiểu đường thai kỳ tác động tới thai nhi như thế nào ?
1.1 Thai to
1.2 Sanh non hay sẩy thai
1.3 Suy hô hấp sau sanh
1.4 Hạ đường huyết
1.5 Béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này
1.6 Những biến chứng tiểu đường thai kỳ khác xảy ra cho bé:
2 Biến chứng tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ
2.1 Tiền sản giật và tăng huyết áp
2.2 Tăng nguy cơ sanh mỗ do thai to hay phải chấm dứt thai kỳ sớm
2.3 Các biến chứng tiểu đường thai kỳ khác
2.3.1 Nhiễm trùng
2.3.2 Đa ối
2.3.3 Sảy thai tự nhiên, suy dinh dưỡng
2.3.4 Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2 sau này.

Tiểu đường thai kỳ tác động tới thai nhi như thế nào ?

Khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ có thể đối diện với những nguy cơ sau:

Thai to

Đường Glucose trong máu tăng cao là nguyên nhân làm cho trọng lượng thai nhi lớn, có thể > 4 kg.

Điều này gây khó khăn và thậm chí gây tổn thương thai nhi khi sanh.

Đã có rất nhiều tai biến cho bé liên quan đến thai to khi sanh. Thai nhi có nguy cơ bị sang chấn khi sanh tăng gấp 2 lần so với thai nhi bình thường.

Sanh non hay sẩy thai

Sanh non là biến chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có đường huyết kiểm soát kém trong khi mang thai.

Thậm chí thai nhi có thể tử vong ngay trước khi sanh.

Suy hô hấp sau sanh

Bé có nguy cơ cao bị suy hô hấp sau sanh. Tỉ lệ mắc hội chứng suy hô hấp cấp sau sanh cao.

Hạ đường huyết

Đôi khi các bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ bị hạ đường huyết sau khi sanh.

Hạ đường huyết nặng có thể gây co giật, hôn mê cho bé. Cho bé bú sớm hay thậm chí cần truyền đường Glucose để đưa bé trở về trạng thái bình thường.

Béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này

Bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ là nhóm có nguy cơ cao bị béo phì và đái tháo đường type 2 sau này.

Những biến chứng tiểu đường thai kỳ khác xảy ra cho bé:

  • Khó thở sau sanh, hội chứng nguy ngập hô hấp câp ở trẻ sơ sinh.
  • Giảm kali máu và rối lọan nhịp tim.
  • Hạ can-xi máu sơ sinh (liên quan đến suy cận giáp chức năng)
  • Đa hồng cầu (liên quan đến thiếu oxy mô)
  • Tăng bilirubin máu, gây vàng da kéo dài sau sinh

Biến chứng tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ

Khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, bản thân bạn đang đối diện với những nguy cơ sau:

Tiền sản giật và tăng huyết áp

Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.

Tăng nguy cơ sanh mỗ do thai to hay phải chấm dứt thai kỳ sớm

Do đường huyết của mẹ tăng cao làm thúc đẩy nhanh sự phát triển của thai nhi, gây ra các vấn đề liên quan đến thai to.

Thường không thể sanh qua đường tự nhiên. Tăng nguy cơ phải phẫu thuật.

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ khác

Nhiễm trùng

Tăng đường huyết không được kiểm soát tốt cũng gây ra những biến chứng tiểu đường thai kỳ cho mẹ như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm nấm Candida vùng âm hộ.

Các biến chứng này rất dễ dàng điều trị nếu không mang thai. Chỉ cần sử dụng kháng sinh hay kháng nấm có thể dễ dàng khống chế được nhiễm trùng.

Tuy nhiên, đang mang thai lại là chuyện khác. Việc sử dụng kháng sinh hay kháng nấm như thế nào để ít ảnh hưởng đến thai nhi lại là việc khó khăn.

Đa ối

Sảy thai tự nhiên, suy dinh dưỡng

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2 sau này.

Tin tốt là sau khi sanh, đường huyết của bạn sẽ trở về bình thường.

Tuy nhiên, lần mang thai tiếp theo có thể sẽ lại bị tiểu đường thai kỳ . Cũng như bạn có nguy cơ bạn trở thành tiểu đường type 2 sau này.

Tóm lại:

Tăng đường huyết trong thời gian mang thai gây ra nhiều tác dụng xấu trên mẹ và thai nhi dù không có triệu chứng.

Do vậy, cần phải kiểm soát đường huyết tích cực cho mẹ trong thời gian mang thai, nhằm giữ cho thai nhi khỏe mạnh.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào ?

Tham khảo: Diabetes Mellitus and Pregnancy on Medscape

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
23/12/2021

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Đái tháo đường thai kỳ

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Thuốc Acarbose điều trị tiểu đường

Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

Nhóm Acarbose: Ức chế men Alpha-glucosidaseTên thương mại:Glucobay 50mg, Dorobay 50 mg… Dược lý …

Nội dung bài viết vềThuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

Khuyến cáo tập thể dục cho bệnh nhân tiểu đường

Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, tình trạng bệnh lý của mình. …

Nội dung bài viết vềKhuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

Biến chứng của tăng đường huyết cấp

Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết cấp cứu là những triệu chứng xuất hiện khi lượng đường trong máu …

Nội dung bài viết vềCác dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

Đánh giá toàn diện bệnh nhân đái tháo đường

ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

Guidelines ADA 2022: Khuyến cáo của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ trong việc đánh giá toàn diện sức khỏe …

Nội dung bài viết vềĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐI KÈM

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com