Điều trị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế biến chứng cho mẹ và con.
Nguyên nhân là do sự gia tăng các hormone do nhau thai sản xuất ra, những hormone này làm giảm tác dụng của insulin, gây tăng đường huyết.
Đa số trường hợp, đái tháo đườn thai kỳ làm tăng đường huyết sau ăn.
Mục tiêu điều trị tiểu đường thai kỳ
Bạn cần có mục tiêu điều trị cụ thể theo dõi quá trình điều trị. Và đây là mục tiêu đường huyết cần đạt:
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT KHI ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Đường huyết đói <= 95 mg/dl (5.3 mmol/L)
Đường huyết sau ăn 1 giờ <= 140 mg/dl (7.8 mmol/L)
Đường huyết sau ăn 2 giờ <= 120 mg/dl (6.7 mmol/L)
Điều trị đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Dinh dưỡng điều trị
Lời khuyên đơn giản:
Lời khuyên 1: 5 nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột ( carbohydrate) cần phải hạn chế:
- Thức ăn có nguồn gốc từ gạo, nếp: cơm, bún, phở, xôi…
- Thức ăn có nguồn gốc từ bột: mì, bánh mì, mì gói, bánh…
- Thức ăn có nguồn gốc từ củ: khoai lang, khoai mì, khoai tây,
- Trái cây: tất cả trái cây dù ngọt hay không ngọt đều làm tăng đường huyết
- Sữa: tất cả các loại sữa đều làm tăng đường huyết, kể cả sữa dành cho người tiểu đường.
Lời khuyên 2: Giảm carbohydrate
Giảm đường đơn, carbohydrate, tăng protein ( thịt, cá, trứng, hải sản…) và rau trong bữa ăn.
Nên nhớ: 75-80% đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết bằng thay đổi chế độ ăn
Lời khuyên 3: Chia nhỏ bữa ăn
Sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn 3 bữa chính: sáng – trưa – chiều và 2 bữa ăn nhẹ.
Đường huyết thường tăng nhiều vào buổi sáng, do đó bệnh nhân ăn bữa sáng với rất ít tinh bột.
Tuy nhiên, sản phụ thừa cân hay béo phì cần bỏ bớt các bữa ăn nhẹ.
Lời khuyên 4: Phân bổ thức ăn cho các bữa ăn như sau:
Buổi ăn sáng: Buổi sáng nên ăn ít thức ăn thuộc nhóm carbohydrate, vì đường huyết có xu hướng tăng nhiều vào buổi sáng trên bệnh nhân bị đái tháo đường thai kỳ.
Buổi ăn nhẹ: sau bữa ăn sáng và sau bữa ăn trưa khoảng 2-3 giờ
Buổi ăn trưa và chiều: Nên ăn theo phương pháp đĩa: ¼ đĩa là thức ăn có nguồn gốc tinh bột như: cơm, bún, mì, bánh mì, khoai tây…¼ đĩa thức ăn là protein: thịt , cá , trứng, hải sản…½ đĩa còn lại là rau, nấm, củ , vd: carot, củ dền, đu đủ…
Tập thể dục khi bị đái tháo đường thai kỳ
American Diabetes Association (ADA): khuyến cáo hoạt động ở mức độ trung bình cho việc điều trị tiểu đường thai kỳ
- Tất cả phụ nữ bị đái tháo đường, kể cả thai kỳ – nên tập thể dục 1 giờ / ngày
Đi bộ là cách tập thể dục thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai.
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ :
Insulin
Insulin là thuốc được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị tiểu đường thai kỳ vì sự an toàn của thuốc đối với thai nhi.
Vì đa số trường hợp đái tháo đường thai kỳ chỉ tăng đường huyết sau ăn
Do đó, insulin tác dụng ngắn hay tác dụng nhanh thường đươc sử dụng.
Các loại insulin tác dụng nhanh: Humulin Regular ( Actrapid, Humulin R): tiêm trước ăn 30 phút.
Tuy nhiên, tùy theo mức đường huyết của bệnh nhân thay đổi trong ngày mà Bác sĩ Nội tiết sẽ có phác đồ insulin điều trị khác nhau.
Các loại insulin tác dụng ngắn: Analog Insulin ( Novorapid, Humalog): tiêm ngay trước khi ăn
Insulin analog tác dụng ngắn: có 3 loại: aspart (Novorapid), lispro(Humalog) và glulisine(Apidra), nhưng chỉ có aspart và lispro là được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Các thuốc uống điều trị tiểu đường thai kỳ:
Trước đây có khuyến cáo sử dụng Metformin và glypuride trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên 2 loại thuốc này đều đi qua nhau thai do vậy không nên sử dụng trong điều trị tiểu đường thai kỳ.
Metformin thường được chỉ định điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu phát hiện mang thai, phải ngưng Metformin.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ đúng cách sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn.
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.