• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường/Hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân tiểu đường

Hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường

Các hướng dẫn chăm sóc bàn chân tiểu đường dưới đây sẽ giúp phòng ngừa biến chứng loét chân trên bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường là việc phải làm hàng ngày.

Nội dung Ẩn
1 Tại sao bệnh nhân tiểu đường phải kiểm tra bàn chân mỗi ngày?
2 Công việc chăm sóc bàn chân tiểu đường hàng ngày
2.1 Rửa chân mỗi ngày
2.2 Giữ chân khô ráo
2.3 Giữ da mềm mại
2.4 Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
2.5 Chăm sóc bàn chân tiểu đường: chăm sóc móng
2.6 Chọn vớ thích hợp
2.7 Chọn giày phù hợp cho bàn chân tiểu đường
2.8 Không đi chân trần
2.9 Kiểm tra giày trước khi mang
3 Những ghi nhớ khác về chăm sóc bàn chân tiểu đường:
4 Bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục bàn chân hàng ngày.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường phải kiểm tra bàn chân mỗi ngày?

Bệnh nhân tiểu đường thường có biến chứng thần kinh ngoại biên đi kèm, làm mất cảm giác.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Do vậy, khi có vết thương hay trầy xước, thậm chí vết bỏng hay đạp đinh…bệnh nhân đều không hề hay biết.

Do vậy, phải kiểm tra hàng ngày tránh bỏ sót các vết thương nhỏ hay mới xảy ra.

Những tổn thương nhỏ trên bàn chân có thể gây loét chân và thậm chí đưa tới cắt cụt chân người bệnh tiểu đường.

Công việc chăm sóc bàn chân tiểu đường hàng ngày

Dưới đây là những hướng dẫn về chăm sóc bàn chân tiểu đường mà bệnh nhân nên thực hiện hàng ngày:

Bệnh nhân tiểu đường rửa chân mỗi ngày

Rửa chân mỗi ngày

Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày.

Kiểm tra nước ấm bằng cùi chỏ, không dùng bàn tay để thử nhiệt độ của nước.

Không nhúng chân vào để thử nước ấm hay lạnh. Vì như đã nói ở trên: người bệnh tiểu đường có thể đã mất cảm giác do đó không phân biệt được nóng lạnh.

Giữ chân khô ráo

Sau khi rửa chân, bạn cần lau chân cho khô, đặc biệt giữa các ngón chân.

Đây là việc làm đơn giản trong chăm sóc bàn chân tiểu đường hàng ngày.

Chân ẩm ướt là cơ hội cho vi trùng sinh sống

Lau khô chân
Lau chân khô, tránh ẩm ướt
Chăm sóc bàn chân tiểu đường: Tránh để khô da
Giữ da mềm mại

Giữ da mềm mại

Nếu da bạn khô, có thể cần sử dụng sản phẩm làm mềm da như kem dưỡng ẩm, tuy nhiên không được thoa giữa các kẽ chân.

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng hàng ngày để phát hiện các bất thường.

Bệnh nhân có thể tự soi gương để kiểm tra hay nhờ người khác  giúp nếu cần thiết.

Kiểm tra chân để phát hiện những cục chai, xuất hiện bóng nước, vết thương, trầy xước hay sưng nề…

Kiểm tra bàn chân tiểu đường mỗi ngày
Kiểm tra lòng bàn chân thường xuyên
Dũa móng ngay, không cắt khóe chân

Chăm sóc bàn chân tiểu đường: chăm sóc móng

Bạn phải rất cẩn thận trong việc chăm sóc móng chân:

Không được cắt khóe móng, chỉ nên cắt ngang móng chân và dũa.

Nếu móng chân bạn quặp vào nền móng bên dưới gây đau hay thậm chí sưng, loét…bạn cần gặp Bác sĩ Nội Tiết, chấn thương chỉnh hình để điều trị đúng cách.

Chọn vớ thích hợp

Để tránh gây ra những bóng nước và các tổn thương khác ở bàn chân, bệnh nhân đái tháo đường phải lựa vớ mềm, cotton, không có đường may nối dày.

Không nên mang vớ quá chậc.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường: Chọn vớ phù hợp
Chọn vớ (tất ) phù hợp.
Chăm sóc bàn chân tiểu đường: Chọn giày vừ chân
Chọn giày vừa chân.

Chọn giày phù hợp cho bàn chân tiểu đường

Bệnh nhân nên mang giày để tránh chân bị tổn thương.

Nên lựa giày không quá chậc.

Khi mua giày, bạn nên mua vào buổi chiều, lúc đó bàn chân hơi to lên một tí, việc chọn giày sẽ phù hợp hơn, tránh được việc lựa giày quá chậc.

Giày phải bít mũi và gót chân.

Có thể chọn dép có quai hậu nhưng mũi phải được bọc kín.

Không đi chân trần

Một trong những lưu ý quan trong trong chăm sóc bàn chân tiểu đường là không đi chân không ( chân trần) dù là ở trong nhà.

Những hạt cát hay vật bé nhỏ cũng có thể dễ dàng gây ra các tổn thương ở chân cho bệnh nhân tiểu đường.

Không đi chân trần
Không đi chân trần, dù trong nhà.
Chăm sóc bàn chân tiểu đường: Kiểm tra giày trước khi mang

Kiểm tra giày trước khi mang

Trước khi đưa chân vào giày, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng bên trong giày.

Bạn cần chắc chắc rằng không có bất cứ vật nhọn hay sỏi, cát… ở bên trong giày.

Vì bàn chân của người tiểu đường đã mất cảm giác nên bạn sẽ không phát hiện các vật nhọn bên trong đâu.

Lật xem phần đế giày: có cây đinh hay vật nhọn nào cắm xuyên qua hay không? Đã có trường hợ bệnh nhân dẫm phải đinh mà vẫn không biết…

Những ghi nhớ khác về chăm sóc bàn chân tiểu đường:

  • Người bệnh đái tháo đường không tự điều trị các vết chai và sẹo ở bàn chân.
  • Không hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm giảm máu nuôi ở chân.
  • Không nên cắt hay móc khóe ở chân dễ dẫn đến nhiễm trùng
  • Không dùng chân nhúng vào nước để đánh giá mức độ nóng của nước.

Bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục bàn chân hàng ngày.

Tập thể dục cho bàn chân mỗi ngày
Tập thể dục bàn chân là cách chăm sóc bàn chân tiểu đường thiết thực nhất.

TẬP THỂ DỤC BÀN CHÂN MỖI NGÀY

Làm động tác xoay cổ chân giúp tăng cường máu tuần hoàn đến bàn chân và chân luôn được linh hoạt..

Thay phiên động tác này ở hai bên chân.

Tập mỗi ngày 2 lần.

Các môn thể dục như đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe nói chung.

Xoa bóp và massage chân cũng giúp tăng tuần hoàn bàn chân.

Nhân viên y tế nên hướng dẫn bệnh nhân chọn các môn thể thao phù hợp.

Tham khảo thêm: Diabetes and Foot Care

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
04/03/2023

Categories: Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường, Kiến thức bệnh đái tháo đườngTags: Bàn chân đái tháo đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Khám phát hiện biến chứng võng mạc tiểu đường

Tầm soát biến chứng võng mạc tiểu đường – đái tháo đường

Biến chứng võng mạc tiểu đường - đái tháo đường là gì? Biến chứng võng mạc tiểu đường là một trong …

Nội dung bài viết vềTầm soát biến chứng võng mạc tiểu đường – đái tháo đường

Biến chứng của tăng đường huyết cấp

Các dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết cấp cứu là những triệu chứng xuất hiện khi lượng đường trong máu …

Nội dung bài viết vềCác dấu hiệu cảnh báo của tăng đường huyết cấp cứu

Phát hiện và Điều trị tiền đái tháo đường

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PREDIABETES

Tiền đái tháo đường - PreDiabetes - là tình trạng đường Glucose trong máu cao hơn bình thường nhưng …

Nội dung bài viết vềTIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PREDIABETES

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Khuyến cáo của ADA 2024 về đái tháo đường thai kỳ - Gestational Diabetes Mellitus in Diagnosis and …

Nội dung bài viết vềBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com