• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Đái tháo đường type 2/Cơ chế tăng đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường type 2
Cơ chế làm tăng đường glucose trong máu

Cơ chế tăng đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường type 2

Tới thời điểm hiện nay, chúng ta cũng chưa xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2, chỉ biết 8 cơ chế tăng đường huyết, trong đó đề kháng insulin vẫn là cơ chế chính.

Nội dung Ẩn
1 Vì sao đường huyết tăng cao ?
2 Suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy
3 Cơ chế tăng đường huyết chủ yếu trong bệnh tiểu đường type 2: Đề kháng insulin ở mô
3.1 Đề kháng insulin ở gan, cơ chế tăng đường huyết chính
3.2 Đề kháng insulin ở mô mỡ
3.3 Đề kháng insulin ở cơ
4 Cơ chế gây tăng đường huyết của glucagon
5 Cơ chế tăng đường huyết của hormone incretin
6 Tăng tái hấp thu Glucose ở thận trong bệnh tiểu đường
7 Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não

Vì sao đường huyết tăng cao ?

Tìm hiểu về các cơ chế tăng đường huyết sẽ giúp chúng ta hiểu về đái tháo đường – Bệnh tiểu đường.

Trong bệnh đái tháo đường type 2, đường huyết tăng cao do rất nhiều cơ chế, chứ không phải chỉ có 2 cơ chế chính là suy giảm chức năng tế bào beta và đề kháng insulin như trước đây chúng ta đã biết.

8 cơ chế tăng đường huyết trong bệnh tiểu đường – đái tháo đường

Tới thời điểm hiện tại, có 8 cơ chế gây bệnh tiểu đường được xác định gây tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2:

  • Giảm tiết insulin
  • Tăng tiết glucagon
  • Tăng sản xuất Glucose ở gan
  • Tăng ly giải mô mỡ
  • Giảm hiệu ứng incretin
  • Tăng hấp thu đường glucose ở thận
  • Giảm thu nhận glucose ở cơ
  • Tăng đường do rối loạn dẫn truyền thần kinh
8 cơ chế gây tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2
* cơ chế gây tăng đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường type 2.

Suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy

Tế bào beta của tuyến tụy có chức năng sản xuất ra hormone insulin, có tác dụng đưa glucose từ máu vào trong tế bào.

Cơ chế gây tăng đường huyết type 1, type 2
TẾ BÀO KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI INSULIN: CƠ CHẾ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT – ĐỀ KHÁNG INSULIN

Khi đường glucose trong máu tăng cao, insulin được tiết ra nhiều hơn, nó có tác dụng như chìa khóa mở các cánh của của tế bào để giúp glucose đi từ máu đi vào tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi đường trong máu giảm, Insulin sẽ tiết ra ít hơn.

Ngay khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, khả năng tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy đã giảm 50% và sẽ tiếp tục giảm đi theo thời gian sau đó.

Chức năng tuyến tụy giảm làm cho insulin tiết ra không đủ, do vậy không hạ được đường trong máu.

Cơ chế tăng đường huyết chủ yếu trong bệnh tiểu đường type 2: Đề kháng insulin ở mô

Đề kháng insulin ở mô ngoại biên là gì?

Nói dễ hiểu: khi các cơ quan chống lại tác dụng của insulin trong việc sử dụng glucose gọi là đề kháng insulin.

Đề kháng insulin ở gan, cơ chế tăng đường huyết chính

Gan hoạt động như kho điều tiết glucose trong máu

Trong khi bạn ngủ, dù không ăn gì nhưng cơ thể vẫn có glucose sử dụng.

Nguồn glucose được cung cấp lúc này là nhờ gan sản xuất ra, và nó cũng quyết định mức đường huyết buổi sáng mà chúng ta thường đo.

Việc sản xuất glucose ở gan có sự điều tiết bởi insulin.

Khi bị đái tháo đường type 2, tế bào gan đề kháng với insulin, có nghĩa là gan sản xuất glucose ào ạt dù cho có sự hiện diện của insulin hay không, làm đường huyết đói tăng cao.

Đề kháng insulin ở mô mỡ

Ở những bệnh nhân béo phì hay gan nhiễm mỡ, mô mỡ đề kháng với insulin dẫn tới tăng ly giải mô mỡ tạo nhiều glycerol và triglyceride, là những cơ chất tạo thành đường khi tới gan.

Đề kháng insulin ở cơ

Cơ sử dụng glucose để hoạt động nhờ tác động của insulin, khi có tình trạng đề kháng insulin ở cơ, glucose không vào được tế bào để tạo năng lượng.

Tóm lại, tình trạng đề kháng insulin ở gan, mô mỡ và cơ sẽ làm cho glucose tăng cao trong máu. Đây là cơ chế gây bệnh tiểu đường type 2.

Cơ chế gây tăng đường huyết của glucagon

Tế bào tuyến tụy, ngoài việc tiết insulin do tế bào beta đảm nhiệm còn tiết glucagon, do tế bào anpha tiết ra.

Vai trò insulin và Glucagon trong điều hoà đường huyết
Cơ chế kiểm soát glucose trong máu

Glucagon có tác dụng ngược lại insulin, có nghĩa là nó sẽ làm gia tăng đường trong máu.

Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, glucagon được tiết ra nhiều hơn so với bình thường, làm tăng đường trong máu, đặc biệt gây tăng đường huyết sau ăn.

Cơ chế tăng đường huyết của hormone incretin

Incretin hoạt động giúp hạ đường

Khi chúng ta ăn vào, ruột sẽ tiết ra hormone có tên là incretin.

Hormon incretin có 2 loại chính là glucagon-like peptide-1 (GLP-1) và gastric inhibitory polypeptide (glucose-dependent insulinotropic polypeptide; GIP).

Để dễ nhớ, chúng ta cứ gọi là GLP 1 và GIP.

Hai hormon này có tác dụng trong thời gian rất ngắn, giúp tế bào tuyến tụy tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon, do vậy giảm đường trong máu sau khi ăn vào.

Trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, hiệu quả của 2 hormon incretin này, GLP 1 và GIP đều giảm rỏ rệt, do vậy không giảm được đường huyết sau khi ăn.

Tăng tái hấp thu Glucose ở thận trong bệnh tiểu đường

Bình thường, lượng máu lớn mang glucose đi qua thận nhưng đều được tái hấp thu trở lại.

Cơ chế tái hấp tu Glucose, Natri ở thận
Cơ chế tái hấp thu đường Glucose ở ống thận.

Khi lượng đường trong máu quá cao, sẽ thoát qua thận và có mặt trong nước tiểu.

Vấn đề là, trên bệnh nhân đái tháo đường, thận tăng tái hấp thu glucose quá mức, so với người không bị đái tháo đường, do vậy mà làm tăng lượng đường trong máu lên.

Đây là cơ chế quan trọng làm tăng đường trong máu.

Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não

Một cơ chế gây tăng đường huyết nữa cũng đang được lưu ý là do rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não, liên quan đến stress, cảm giác thèm ăn, thích đồ ngọt…ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Não kiểm soát sự cân bằng giữa insulin và glucose qua những chất dẫn truyền thần kinh như  dopamine, serotonin, acetylcholine or epinephrine….

Khi mất cân bằng, đường huyết sẽ tăng cao.

Dựa vào những cơ chế gây tăng đường trên bệnh nhân đái tháo đường mà người ta sản xuất ra rất nhiều nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2, tác động vào các cơ chế nói trên.

Qua các cơ chế gây bệnh tiểu đường và tăng đường huyết ở trên phần nào giúp ta hiểu vì sao đường huyết tăng.

Tham khảo thêm: The Pathophysiology of Hyperglycemia in Older Adults: Clinical Considerations

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
16/06/2021

Categories: Đái tháo đường type 2, Kiến thức bệnh đái tháo đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Hướng dẫn tiểu đường ăn trái cây

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây đúng cách

Trong trái cây chứa nhiều loại đường như sucrose, fructose và glucose. Quan trọng hơn, trong trái …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây đúng cách

Điều trị bệnh thận mạn do đái tháo đường

Điều trị suy thận mạn do đái tháo đường

KDIGO khuyến cáo điều trị suy thận do tiểu đường - đái tháo đường: cần chọn lựa thuốc hạ đường …

Nội dung bài viết vềĐiều trị suy thận mạn do đái tháo đường

Thuốc Acarbose điều trị tiểu đường

Thuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

Nhóm Acarbose: Ức chế men Alpha-glucosidaseTên thương mại:Glucobay 50mg, Dorobay 50 mg… Dược lý …

Nội dung bài viết vềThuốc uống điều trị tiểu đường: Acarbose

Giảm nhận thức ở người tiểu đường, đái tháo đường

Giảm nhận thức do đái tháo đường

Giảm nhận thức do đái tháo đường rất thường gặp. Người bệnh tiểu đường lớn tuổi thường bị giảm nhận …

Nội dung bài viết vềGiảm nhận thức do đái tháo đường

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com