• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường/Hướng dẫn uống sữa tiểu đường
Hướng dẫn uống sữa dành cho người tiểu đường

Hướng dẫn uống sữa tiểu đường

Uống sữa tiểu đường là thói quen của nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường. Trong thực tế điều trị, bác sĩ gặp rất nhiều bệnh nhân đang uống sữa tiểu đường có mức đường huyết tăng cao, sức khoẻ suy giảm.

Tại sao sữa dành cho người đái tháo đường lại làm tăng đường huyết?

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email
Nội dung Ẩn
1 Uống sữa tiểu đường làm tăng hay giảm đường glucose trong máu?
2 Tìm hiểu về carbohydrate trong sữa trên nhãn thành phần dinh dưỡng:
2.1 Đầu tiên là sữa tiểu đường Glucerna:
2.2 Và trong sữa tươi không đường của TH True milk
3 Sữa tiểu đường là bữa ăn thay thế dành cho người tiểu đường
4 Hướng dẫn cách uống sữa tiểu đường

Uống sữa tiểu đường làm tăng hay giảm đường glucose trong máu?

Rất nhiều người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng: sữa được uống thoải mái và nó sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Nhân viên tiếp thị hay người bán sữa đều cố bán nhiều sữa vì lợi nhuận, do vậy họ không bao giờ nói rằng: UỐNG SỮA SẼ LÀM TĂNG ĐƯỜNG.

Tìm hiểu tại sao nhé!

Tìm hiểu về carbohydrate trong sữa trên nhãn thành phần dinh dưỡng:

Chúng ta đều biết rằng carbohydrate là thành phần gây tăng đường huyết nhiều nhất. Cứ mỗi 15gr carbohydrate sẽ cung cấp 1 serving ( gọi là phần cho dễ hiểu) tinh bột.

Mỗi một bữa ăn, bệnh nhân tiểu đường, lớn tuổi, ít vận động chỉ nên ăn khoảng 2 serving ( phần ) tinh bột, tương đương với 1 chén cơm lưng.

Vậy chúng ta xem thử trong 1 ly sữa, khoảng 250 ml sẽ chứa bao nhiêu gr carbohydrate,

Qua đó ta sẽ tính ra trong 1 ly sữa có bao nhiêu serving tinh bột nhé.

Đầu tiên là sữa tiểu đường Glucerna:

Thành phần dinh dưỡng trong sữa tiểu đường Glucerna
Sữa Glucerna có nhiều carbohydrate

Trong bảng trên, tùy theo từng loại sữa Glucerna mà carbohydrate trong 100 ml sữa thay đổi là: 11.47 g, 11.05gr…

Riêng sữa Glucerna Liquid có carbohydtare thấp nhất là 8.19 gr carbohydrate.

Nếu bạn uống 1 ly sữa tiểu đường Glucerna 250 ml thì lượng carbohydrate sẽ là 28 -32 gr và thấp nhất là 20 gr carbohydrate.

15 gr carbohydrate = 1 serving tinh bột = 1/2 chén cơm = 1 serving trái cây…

Điều đó có nghĩa là lượng carbohydrate khoảng 2 serving tinh bột = khoảng 1 chén cơm lưng.

Và trong sữa tươi không đường của TH True milk

Thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi không đường True Milk

Trong 100ml sữa tươi không đường của TH True milk thậm chí chỉ có 4,6 gr carbohydrate, như vậy lượng carbohydrate chỉ bằng 50%, thậm chí chỉ bằng 1/3 so với sữa dành cho người tiểu đường.

Tóm lại: 1 ly 250  ml của sữa Glucerna cung cấp 20-30 gr carbohydrate, trong khi sữa tươi không đường chỉ có 12 gr carbohydrate .

Qua những con số này chúng ta thấy rằng: sữa tiểu đường tăng đường nhiều hơn so với sữa tươi không đường.

Sữa tiểu đường là bữa ăn thay thế dành cho người tiểu đường

Do vậy, nếu uống sữa tiểu đường không đúng cách sẽ làm tăng đường huyết.

Lưu ý !

Hãy nhớ rằng: 1 ly sữa tiểu đường làm tăng đường huyết như ăn 1 chén cơm lưng.

Sữa tiểu đường phải gọi là : bữa ăn thay thế dành cho người tiểu đường. 

 Các chuyên gia dinh dưỡng của các hãng sữa nổi tiếng như Abbott, Nestle sản xuất sữa là dành cho người tiểu đường ăn uống kém hay khi nằm viện không ăn uống được.

Và mỗi ly sữa các chuyên gia đã tính đủ năng lượng, tỉ lệ các thành phần đủ thay thế 1 bữa ăn. Vì vậy, uống 3 ly sữa tiểu đường mỗi ngày sẽ thay thế hoàn toàn 3 bữa ăn.

Sữa tươi không đường vừa rẻ, vừa ít tăng đường là một sự thay thế tốt cho bệnh nhân tiểu đường ở nước ta.

 Hướng dẫn cách uống sữa tiểu đường

  • Nếu bệnh nhân không ăn uống được, có thể thay bữa ăn bằng 1 ly sữa tiểu đường, như đã nói ở trên.
  • Không nên uống sữa vào buổi tối, trước khi ngủ, vì cả đêm cơ thể chúng ta không vận động, nếu uống sữa nhiều vào ban đêm đưa đến tích trữ năng lượng, dễ gây tăng cân và tăng đường huyết buổi sáng.
  • Chỉ uống sữa vào ban đêm trong một số trường hợp có khả năng bị hạ đường huyết vào buổi tối, và khi đó phải có hướng dẫn của Bác sỹ.
  • Nếu bệnh nhân ăn uống kém, cần uống thêm sữa để đảm bảo dinh dưỡng: nên uống 1/2 ly sữa tiểu đường giữa 2 bữa ăn sáng và trưa hay giữa buổi trưa và buổi ăn chiều.
  • Tuyệt đối không nên uống sữa sau khi ăn ( ở nước mình, uống sữa sau ăn sáng rất thường gặp), vì khi đó bạn đã nâng tinh bột cho bữa ăn sáng lên gấp đôi, điều này sẽ làm tăng đường huyết sau ăn.

Hy vọng người bệnh tiểu đường đã hiểu và biết cách uống sữa đúng cách.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỂN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
20/04/2021

Categories: Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Khuyến cáo điều trị đái tháo đường của ADA = Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2025

Cập nhật Guidelines ADA 2025: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Như thường lệ, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường từ đầu năm. …

Nội dung bài viết vềCập nhật Guidelines ADA 2025: Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách ăn uống

Hướng dẫn cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường – đái tháo đường

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì để tránh tăng đường huyết? Ăn bao nhiêu và ăn như thế nào để ổn định …

Nội dung bài viết vềHướng dẫn cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường – đái tháo đường

Phân loại đái tháo đường

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification

Phân loại đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường dựa theo khuyến cáo của ADA - Hoa Kỳ năm …

Nội dung bài viết vềPHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – Diabetes Classification

Hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

Phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

Hiện tượng bình minh ( Dawn Phenomenon ) và hiệu ứng Somogyi ( Somogyi Effect) đều gây tăng đường …

Nội dung bài viết vềPhân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com