• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Điều trị đái tháo đường/MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT – GLYCEMIC TARGETS
Cá thể hóa mục tiêu HbA1c, đường huyết co từng bệnh nhân

MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT – GLYCEMIC TARGETS

Trong điều trị đái tháo đường ( bệnh tiểu đường ) cần đặt ra mục tiêu đường huyết để kiểm soát đường Glucose trong máu, ngăn ngừa biến chứng.

ADA và AACE đều khuyến cáo HbA1c <7% cho đa số bệnh nhân đái tháo đường. HbA1c <6.5% cho những trường hợp cần kiểm soát đường huyết tích cực.

Nội dung Ẩn
1 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường không mang thai điều trị ngoại trú
1.1 Mục tiêu đường huyết < 6.5%
1.2 Mục tiêu đường huyết: 7% – 8%
1.3 Cách thiết lập mức HbA1c mục tiêu
2 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân nội trú
3 Mục tiêu đường huyết cho phụ nữ đái tháo đường đang mang thai điều trị ngoại trú
3.1 Mục tiêu đường huyết cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ
3.2 Mục tiêu đường huyết ở phụ nữ đã bị đái tháo đường type 1 hay type 2 trước khi mang thai

Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường không mang thai điều trị ngoại trú

Mục tiêu đường huyết < 6.5%

Hội Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ ( AACE – American Association of Clinical Endocrinology) khuyến cáo mức HbA1c 6.5% cho đa số người bệnh đái tháo đường không mang thai, nếu an toàn cho người bệnh.

Để đạt được HbA1c đó, đường huyết đói có thể phải <110 mg/dL, và đường huyết 2 giờ sau ăn cần <140 mg/dL.

Tuy nhiên, mục tiêu đường huyết nên được cá thể hóa tùy vào thời gian sống kỳ vọng, thời gian bị bệnh đái tháo đường, có hay không các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, các yếu tố nguy cơ tim mạch và nguy cơ hạ đường huyết cũng như tình trạng sức khỏe về tinh thần, nhận thức của bệnh nhân.

Bảng: Các yếu tố cá thể hóa mục tiêu đường huyết

Cá thể hóa mục tiêu điều trị HbA1c, đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

Mục tiêu đường huyết: 7% – 8%

Mục tiêu đường huyết ít chặc chẽ hơn (A1C 7% tới 8%) cho những bệnh nhân có tiền căn hạ đường huyết nặng, hạ đường huyết không cảnh báo, thời gian sống kỳ vọng ngắn, bệnh thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh đồng mắc hay bệnh đái tháo đường lâu năm khó kiểm soát đường huyết mặc dù đã cố gắng điều trị tích cực, miễn sao người bệnh không có các triệu chứng của tăng đường huyết.

Cách thiết lập mức HbA1c mục tiêu

Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân nội trú

Đối với bệnh nhân đang điều trị nội trú trong bệnh viện, dù đang điều trị tại khoa ICU hay không, mục tiêu đường huyết từ 140 -180 mg/dl.

Mục tiêu đường huyết thấp hơn ( 110 – 140 mg/dl) có thể đạt được nếu không có hạ đường huyết xảy ra.

Mục tiêu đường huyết cho phụ nữ đái tháo đường đang mang thai điều trị ngoại trú

Mục tiêu đường huyết cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

Ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, mục tiêu đường huyết là:

  • Đường huyết đói < 95 mg/dl và
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ < 140 mg/dl, hay: đường huyết sau ăn 2 giờ < 120 mg/dl.

Mục tiêu đường huyết ở phụ nữ đã bị đái tháo đường type 1 hay type 2 trước khi mang thai

Ở phụ nữ đã bị đái tháo đường type 1 hay type 2 từ trước, giờ đang mang thai, mục tiêu đường huyết được khuyến cáo sau đây nên đạt nếu thực hiện một cách an toàn:

  • Đường huyết trước bữa ăn, trước khi đi ngủ, đường huyết đói qua đêm: 60 -95 mg/dl.
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn giữa 110 -140 mg/dl
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn: 100 – 120 mg/dl.
  • HbA1c < 6% nếu có thể đạt được mà không bị hạ đường huyết.

Theo dõi đường huyết liên tục – CGM có thể giúp sản phụ đạt mục tiêu đường huyết và giảm nguy cơ hạ đường huyết trong thời gian mang thai.

Tham khảo:

American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline: Developing a Diabetes Mellitus Comprehensive Care Pland2022 Update

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
29/01/2023

Categories: Điều trị đái tháo đường, Guideline ADA, Guidelines điều trị tiểu đườngTags: American Association of Clinical Endocrinology Clinical Practice Guideline 2022, Guidelines AACE 2022

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Béo phì và các yếu tố nguy cơ tiểu đường khác

Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Phòng ngừa tiểu đường - hay còn gọi bệnh đái tháo đường - là mong muốn của rất nhiều người. Đặc biệt …

Nội dung bài viết vềPhòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Khuyến cáo về Covid cho bệnh nhân tiểu đường

Khuyến cáo về Covid 19 trên bệnh nhân đái tháo đường của IDF

Covid 19 tác động đến bệnh nhân tiểu đường như thế nào? Từ cuối năm 2019, Covid 19 hay …

Nội dung bài viết vềKhuyến cáo về Covid 19 trên bệnh nhân đái tháo đường của IDF

Điều trị tiểu đường khi bị Covid

Điều trị tiểu đường nhiễm Covid 19

Bệnh nhân đái tháo đường hay tiểu đường nhiễm Covid cần thay đổi thuốc điều trị tiểu đường cho phù …

Nội dung bài viết vềĐiều trị tiểu đường nhiễm Covid 19

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 hay còn gọi là đái tháo đường type 2, đái tháo đường không phụ thuộc insulin. …

Nội dung bài viết vềBệnh tiểu đường type 2

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com