• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Bs Ngô Thế Phi - website daithaoduong.com - Kiến thức bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Website daithaoduong.com - Bs Ngô Thế Phi

Kiến thức bệnh tiểu đường | Đái tháo đường

  • BLOG
    • Bệnh tiểu đường type 1
    • Bệnh tiểu đường type 2
    • Tiền tiểu đường
    • Tiểu đường thai kỳ
    • Chẩn đoán tiểu đường
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Hướng dẫn cách ăn uống
    • Hoạt động thể lực
    • Thuốc điều trị tiểu đường
    • Các loại insulin
    • Biến chứng tiểu đường
    • Hướng dẫn bệnh nhân
  • PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG
  • PHÒNG KHÁM ONLINE
    • Đăng ký khám bệnh online
    • Trang điều trị từ xa – online
    • Tài khoản của bạn
  • HỎI ĐÁP
  • LOGIN – LOGOUT
  • Show Search
Hide Search
Trang chủ/Biến chứng đái tháo đường/Rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo đường
Rối loạn cương dương trên người tiểu đường

Rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo đường

Rối loạn cương dương – erectile dysfunction – ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường): Chuyện không biết tỏ cùng ai.

Một số nam giới mắc bệnh tiểu đường bị liệt dương, suy giảm chức năng sinh dục còn được gọi là rối loạn cương dương – Erectile dysfunction.

Rối loạn cương dương (RLCD) là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, biểu hiện với tình trạng dương vật không cương cứng lên được hoặc không đủ cương cứng để thực hiện quá trình giao hợp.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nam giới mắc Đái tháo đường có khả năng gặp các vấn đề liên quan đến RLCD cao gấp 4 lần nam giới bình thường.

Tỉ lệ nam giới bị đái tháo đường có biến chứng rối loạn cương dương chiếm 35 – 75%.

Bệnh nhân nam bị đái tháo đường típ 2 bị rối loạn cương dương trong khoảng từ 10 tới 15 năm sớm hơn so với người không bị đái tháo đường.

Rối loạn cương là vấn đề ít được quan tâm trong xã hội phương Đông, đặc biệt trên bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng hay bạn đời.

Nội dung Ẩn
1 Nguyên nhân gây ra RLCD trên bệnh nhân Đái tháo đường.
1.1 Testosterone thấp cũng là một tình trạng phổ biến và thường không được chẩn đoán vì các triệu chứng của nó tương tự như các tình trạng khác.
2 Nói về tình trạng của bạn! (Talk About It!)
3 Điều trị hoặc giảm nguy cơ rối loạn cương dương trên bệnh nhân Đái tháo đường như thế nào?
3.1 Bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
3.2 Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
4 Điều trị rối loạn cương với testosterone

Nguyên nhân gây ra RLCD trên bệnh nhân Đái tháo đường.

Tăng đường huyết gây ra các biến chứng của tiểu đường trong đó có rối loạn cương dương

Trên người bệnh Đái tháo đường, mức đường huyết cao thường xuyên gây nên các tổn thương trên mạch máu và dây thần kinh

Theo thời gian, các mạch máu và dây thần kinh ở dương vật có thể bị tổn thương.

Việc phá hủy dây thần kinh với chức năng kích thích và duy trì cương cứng sẽ làm giảm hoặc mất khả năng của nam giới trong quá trình giao hợp.

Testosterone thấp cũng là một tình trạng phổ biến và thường không được chẩn đoán vì các triệu chứng của nó tương tự như các tình trạng khác.

Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường típ 2, bạn có nguy cơ bị giảm nồng độ testosterone gấp đôi so với những người đàn ông không mắc bệnh đái tháo đường.

Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới mắc Đái tháo đường. Ngoài ra còn có 1 số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến các biến chứng trên bệnh nhân Đái tháo đường, bao gồm cả rối loạn cương:

Một số loại thuốc, chẳng hạn như một số viên thuốc điều trị huyết áp cao hoặc trầm cảm, có thể gây ra RLCD. Thuốc trị loét dạ dày hoặc chứng ợ nóng cũng có thể gây ra bệnh này.

Lối sống không lành mạnh cũng góp phần gây ra bệnh tim và các vấn đề về mạch máu cũng làm tăng khả năng mắc rối loạn cương dương.

Hút thuốc, thừa cân và lười vận động có thể góp phần vào RLCD

Các chuyên gia tin rằng các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo lắng, cảm giác tội lỗi, trầm cảm, tự ti và sợ thất bại tình dục là nguyên nhân gây ra 10 đến 20% các trường hợp.

Nói về tình trạng của bạn! (Talk About It!)

Thật không dễ dàng để chấp nhận rằng bạn bị RLCD.

Và có thể còn khó hơn để nói về tình trạng này. Tuy nhiên nói về tình trạng của bạn là cách duy nhất để tìm hiểu về các phương pháp điều trị và giúp bạn nhận các trợ giúp cần thiết.

Việc cảm thấy xấu hổ khi thảo luận về một vấn đề thân mật và cá nhân như vậy là điều bình thường.

Hãy chia sẽ với bác sĩ!

Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu, hướng dẫn bạn điều trị và quản lý bệnh Đái tháo đường, từ đó giảm các biến chứng gặp phải và đồng hành với bạn trong quá trị điều trị RLCD.

Hãy trình bày cho Bác sĩ về các triệu chứng bạn đang gặp phải, bất kỳ thay đổi cảm xúc hoặc thể chất nào khác mà bạn đã trải qua hay các loại thuốc đang sử dụng hiện tại để Bác sĩ có thể đánh giá và tư vấn cho bạn điều trị phù hợp.

Điều trị hoặc giảm nguy cơ rối loạn cương dương trên bệnh nhân Đái tháo đường như thế nào?

Điều quan trọng đầu tiên vẫn là tuân thủ điều trị Đái tháo đường hiện tại theo các chỉ định và tư vấn của Bác sĩ.

Việc này không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ RLCD mà còn giảm các biến chứng nghiêm trọng khác do Đái tháo đường như suy thận, nhồi máu cơ tim, giảm thị lực, nhiễm trùng…

Hãy kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, cải thiện sức khỏe và khả năng sinh lý của mình thông qua:

Duy trì chế độ ăn hợp lý để hạn chế lượng glucose trong máu (tham khảo bài viết “Chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân bị đái tháo đường”).

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể lực, tác động tích cực đến tim mạch, gia tăng sản xuất testosterone.

Vì vậy nam giới mắc bệnh Đái tháo đường nên tập thể dục ít nhất 45 phút mỗi ngày và lựa chọn hình thức và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng.

Bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.

Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.

Điều trị rối loạn cương với testosterone

Nếu bạn được chẩn đoán là suy giảm testosterone, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc testosterone dạng uống, thuốc tiêm hay tiện dụng hơn cả là dạng miếng dán.

Những thuốc có chức năng cải thiện quá trình cương cũng được kê toa, như những sản phẩm mà đã rất nổi tiếng: Viagra, Cialis hay Levitral.

Tuy nhiên tất cả các thuốc này bạn không nên tự mình sử dụng mà phải được Bác sĩ khám và đánh giá các vấn đề tim mạch cũng như xem xét các loại thuốc bạn đang uống để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bên cạnh đó hãy giữ đầu óc được thư giãn, làm mới năng lượng bản thân trong các hoạt động hàng ngày, hạn chế lo âu, căng thẳng không đáng có.

Không nên tự điều trị RLCD bằng các loại thuốc được bày bán trên trị trường mà hãy liên hệ với Bác sĩ đang điều trị Đái tháo đường của bạn để được tư vấn và hỗ trợ điều trị phù hợp và an toàn.

Tham khảo: Erectile dysfunction

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Written by:
Bs Ngô Thế Phi
Published on:
18/10/2020

Categories: Biến chứng đái tháo đường, Biến chứng mạn tính

Sidebar chính

Bài viết nên đọc

Sống khoẻ với bệnh tiểu đường: tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh, điều trị đúng cách

Bí kíp sống khỏe với bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, bạn nên học cách sống chung với bệnh. Và đây …

Nội dung bài viết vềBí kíp sống khỏe với bệnh tiểu đường

Chọn vị trí tiêm insulin

Chọn vị trí tiêm insulin

Chọn vị trí tiêm insulin rất quan trọng, giúp insulin hoạt động hiệu quả. Vị trí tiêm insulin ở …

Nội dung bài viết vềChọn vị trí tiêm insulin

Xét nghiệm máu HbA1c trong bệnh tiểu đường, đái tháo đường

HbA1c là gì?

HbA1c là viết tắc của từ Glycosylated Haemoglobin Type A1c hay Glycated hemoglobin Type A1c Xét …

Nội dung bài viết vềHbA1c là gì?

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết

Định nghĩa hạ đường huyết Hạ đường huyết là tình trạng mà mức đường glucose trong máu thấp đồng …

Nội dung bài viết vềHạ đường huyết

Danh mục

Explore more

Phòng khám bệnh tiểu đường Điều trị tiểu đường từ xa Hỏi đáp bệnh tiểu đường Liên hệ Bác sĩ
Logo website daithaoduong.com

Footer

PHÒNG KHÁM TIỂU ĐƯỜNG

241 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - TP Thủ Đức
Giờ làm việc: Sáng: 6 - 7 giờ, Chiều: 17 - 19 giờ.

BS.NGÔ THẾ PHI

Chuyên khoa 2 Nội Tiết
Copyright © 2008–2025 - Website daithaoduong.com