Truyền insulin tĩnh mạch giúp giảm đường huyết nhanh và hiệu quả hơn trong những trường hợp như bệnh nhân trong ICU, sanh con, phẩu thuật…
Chỉ định truyền insulin tĩnh mạch
Chỉ định truyền insulin cho những bệnh nhân có mức đường huyết ≥ 180 mg/dl:
- Nhiễm toan keton – Diabetic ketoacidosis
- Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết – HHS hyperglycemic hyperosmolar states.
- Điều trị bệnh cảnh nặng ( nội khoa hay ngoại khoa).
- Hậu phẩu mỗ tim
- Nhồi máu cơ tim hay sốc tim.
- Sinh con
- Tăng đường huyết kéo dài trong thời gian sử dụng corticoides
- Chu phẫu
- Đột quỵ
- Nuôi ăn qua tube hay tĩnh mạch
- Tăng kali máu …
Cách truyền insulin tĩnh mạch
Bài viết áp dụng Protocol truyền insulin tĩnh mạch theo Georgia Hospital Associationcòn được gọi là Davidson hay Glucommander Protocol.
Mục tiêu đường huyết khi truyền insulin tĩnh mạch
Mục tiêu đường huyết theo khuyến cáo của ADA: 140-180 mg/dL.
Trong một số trường hợp, mục tiêu có thể thấp hơn như trong phẫu thuật tim: 110 -140 mg/dl.
Giảm đường huyết < 110 mg/dl không được khuyến cáo vì tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Trước khi bắt đầu truyền insulin
- Ngưng tất cả thuốc điều trị đái tháo đường đang uống.
- Nếu bệnh nhân không ăn uống qua đường miệng và không nuôi ăn qua sonde dạ dày hay qua tĩnh mạch, có mức đường huyết < 250 mg/dl nên được truyền glucose với tốc độ 5gram Glucose /giờ.
Chuẩn bị Insulin
Trộn Insulin Regular human trong Nacl 0.9% để có nồng độ 1UI/mL, ví dụ:
- Bơm tiêm tự động: bạn có thể trộn 50 đơn vị Insulin Regular human vào 45 ml NaCl 0.9% ta được 50 ml chứa 50UI Insulin R.
Hay pha để sử dụng máy đếm giọt:
- Trộn 250 đơn vị regular human insulin trong 250 mL dung dịch normal saline – NaCl 0.9% . Nồng độ insulin là 1 U/mL.
- Xả bỏ khoảng 30 mL qua dây truyền trước khi bắt đầu truyền.
Theo dõi đường huyết
Đường huyết được theo dõi trước và trong khi truyền insulin như sau:
- Kiểm tra đường huyết ngay khi bắt đầu truyền và sau đó mỗi giờ bằng máy đo đường huyết mao mạch.
- Sau 4 lần thử đường huyết mà các kết quả vẫn như kỳ vọng, có thể giảm tần suất thử đường còn 2 giờ kiểm tra đường huyết một lần.
- Xét nghiệm đường glucose với máy sinh hóa nếu đường huyết mao mạch > 500 mg/dl hay < 40 mg/dl.
Sau khởi đầu 1 giờ, đo lại đường huyết và nhập các số liệu để tính liều tiếp theo:
Hướng dẫn cụ thể cách tính liều truyền insulin tĩnh mạch
Thời gian cần thiết: 10 phút
Hướng dẫn cụ thể cách tính liều insulin truyền tĩnh mạch:
- Liều khởi đầu truyền insulin
Bắt đầu truyền insulin khi đường huyết > 180 mg/dl.
Liều Insulin khởi đầu = ( Đường Glucose (mg/dl) – 60) x hệ số 0.02
Ví dụ: Đường Glucose bệnh nhân đo là 320 mg/dl. Liều truyền insulin khởi đầu sẽ là:
(320 -60)x 0.02 = 5.2 đơn vị insulin /h. Bắt đầu truyền với tốc độ 5.2 ml /giờ - Chỉnh liều truyền insulin sau mỗi giờ
– Nếu sau 1 giờ đường huyết vẫn còn cao hơn 180 mg/dl và không giảm hơn so với đường huyết trước khi truyền 15%, liều truyền insulin là: (Glucose hiện tại – 60)x hệ số trước đó + 0.01
Ví dụ: Đường lúc đầu 320 mg/dl, sau truyền với tốc độ 5.2 UI/giờ. Sau 1 giờ đường huyết giảm còn: 305 mg/dl ( giảm 15 mg/dl: ít hơn 15%).
Vậy liều insulin mới sẽ là: (305 -60)x0.03 = 7.35 UI/giờ.
– Nếu sau 1 giờ đường huyết vẫn còn cao hơn 180 mg/dl nhưng đã giảm hơn 15%, tiếp tục giữ nguyên hệ số nhân, tính lại liều insulin dựa vào công thức nhưng Glucose là đường huyết mới đo.
Ví dụ, đo đường huyết sau 1 giờ là 250 mg/dl, như vậy đường huyết bệnh nhân đã giảm từ 320 mg/dl xuống còn 250 mg/dl: giảm hơn 15%, liều insulin mới là:
(Glucose – 60 ) x 0.02 = (250 -60 ) x 0.02 = 3.8 UI/giờ - Giữ nguyên hệ số truyền insulin khi đường huyết đạt mục tiêu 140 -180 mg/dl
Khi đường huyết đã đạt mục tiêu, giữ nguyên hệ số đang truyền, nhưng tính lại liệu dựa vào mức đường huyết mới đo.
Ví dụ, đang truyền insulin với công thức ( Glucose -60 ) x 0.03 và sau đó 1 giờ, đo đường huyết là 165 mg/dl: nằm trong mục tiêu từ 140 -180 mg/dl.
Khi đó liều truyền insylin và: (165 – 60) x 0.03 = 3.05 UI/giờ - Giảm hệ số truyền insulin 0.01 khi đường huyết 80 – 140 mg/dl
Khi đường huyết đạt mục tiêu 80 -140 mg/dl: giảm hệ số nhân 0.01 để tính liều truyền.
Ví dụ: Bệnh nhân đang được truyền insulin với cống thức (Glucose -60) x 0.02, sau 1 giờ đường huyết bệnh nhân giảm còn 130 mg/dl, liều truyển sẽ là:
(Glucose – 60) x 0.01 = (130 – 60) x 0.01 = 0.7 UI/ giờ - Khi đường huyết < 80 mg/dl
Khi đường huyết < 80 mg/dl, xử trí như hạ đường huyết:
Giảm bớt hệ số nhân 0.01 như trên, đồng thời:
Tiêm tĩnh mạch 15 ml dung dịch Glucose 50% hay Dextrose 50%
Kiểm tra đường huyết mỗi 15 phút.
Chuyển từ truyền insulin tĩnh mạch sang tiêm dưới da
- Mức đường huyết phải nằm trong mức đường huyết mục tiêu trong ít nhất 4 giờ trước khi ngưng truyền insulin.
- Tính tổng liều insulin.
Tổng liều insulin = số đơn vị insulin trong 4 giờ cuối x 6. - Bắt đầu với insulin nền Glargin, liều = 50% tổng liều insulin.
- Liều Insulin tác dụng nhanh trước mỗi bữa ăn = 50% tổng liều insulin chia 3.
- Tiếp tục truyền insulin 2 giờ sau khi bắt đầu tiêm insulin dưới da.
- Theo dõi đường huyết và chỉnh liều insulin dưới da.
Nguồn: Georgia Hospital Association Intravenous Insulin Protocol
Share bài viết:
THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP
Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.